Thứ hai 23/12/2024 03:59

Quảng Bình: Cần khắc phục những tồn tại gì để du lịch phát triển?

Du lịch là một trong những ngành ưu tiên trong công tác phục hồi sau ảnh hưởng dịch covid-19 tại Quảng Bình. Tuy nhiên, còn nhiều tồn tại cần được tháo gỡ.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã quyết liệt triển khai việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người dân, người lao động và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong đó du lịch là một trong những ngành ưu tiên, ban hành và thực hiện các chính sách đặc thù của tỉnh để sẵn sàng các điều kiện đón khách, sớm phục hồi các hoạt động kinh doanh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Du lịch Quảng Bình luôn duy trì kết nối thường xuyên với các thị trường khách du lịch, sẵn sàng đón khách ngay khi dịch Covid-19 được kiểm soát cũng như thích ứng linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh theo các cấp độ và diễn biến của dịch Covid-19. Sự nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Quảng Bình tại các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế được nâng cao và khẳng định qua bình chọn của các tạp chí du lịch uy tín quốc tế.

Theo đại diện Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, hầu hết các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch đã tuyển dụng, bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ nhân lực; phục hồi các hoạt động, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực đón, phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tour Du lịch Khám phá Khu dự trữ sinh quyển Động Châu- Khe Nước Trong

Số lượngkhách du lịch đến Quảng Bình tăng trưởng nhanh trong tháng 4, tháng 5 và lượng đặt phòng, đặt dịch vụ trong mùa hè năm 2022 rất lớn, đặc biệt là dịp cuối tuần, các cơ sở lưu trú từ 03 sao trở lên, các homestay, farmstay có vị trí đẹp, chất lượng dịch vụ tốt tại Phong Nha – Kẻ Bàng công suất dự kiến đạt hơn 90%.

Còn nhiều khó khăn vướng mắc khi Quảng Bình phục hồi phát triển du lịch, theo đó do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp du lịch lâm vào tình cảnh kiệt quệ, ngừng hoạt động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng lớn cả về số lượng và chất lượng cho việc chuyển đổi việc làm trong thời gian các hoạt động du lịch bị ngưng trệ. Ngoài ra, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng có sự thay đổi lớn sau với việc chủ động đặt các dịch vụ, xu hướng về các sản phẩm du lịch thiên nhiên, trải nghiệm đặt ra yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyển đổi phương thức marketing, quảng cáo đối với các doanh nghiệp. Các đơn vị hoạt động du lịch phải tập trung nguồn lực, nhân lực, kinh phí vào việc chuyển đổi số.

Là đơn vị đang khai thác nhiều tour du lịch mạo hiểm, khám phá, ông Trần Xuân Cương- Giám đốc Công ty Du lịch Netin cho hay, việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ cho những tour thám hiểm, khám phá và trải nghiệm chi phí khá cao, chúng tôi đều nhập các thứ về từ châu Âu. Ngoài ra công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho các tour khám phá chi phí cũng cao hơn so với các tour tuyến thông thường.

Một số nguyên nhân tồn tại được đưa ra là cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng thiếu đồng bộ; thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, chợ đêm, trạm dừng chân trên các tuyến đường, bãi đỗ xe du lịch tại thành phố Đồng Hới, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách...Các khu, điểm, dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí theo hình thức thuê môi trường rừng còn nhiều sản phẩm ở dạng thử nghiệm cần hoàn tất nhanh các thủ tục pháp lý để triển khai dự án khai thác chính thức; nhiều khu vực rừng tại thị trấn Phong Nha và các xã vùng đệm có tài nguyên du lịch lớn nhưng chưa khai thác được do chưa xác định được loại rừng, chủ rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

Đáng chú ý, theo đánh giá hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh lữ hành còn yếu, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa năng động và đầu tư chuyên sâu bài bản cho công tác kinh doanh lữ hành, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao.

Công tác hướng dẫn, phục vụ, vệ sinh môi trường tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa tốt. Tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách vẫn diễn ra; việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết chưa nghiêm túc, vẫn còn tình trạng gian lận trong buôn bán, đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn không đạt chuẩn phục vụ khách du lịch ở khu vực Phong Nha và thành phố Đồng Hới, các cơ sở bán hải sản, đặc sản Quảng Bình.

Các loại hình sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn chưa đa dạng, phong phú, thiếu các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, khu mua sắm lớn, có khả năng thu hút được số lượng lớn khách du lịch, các dịch vụ du lịch về đêm. Các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú cao cấp, khu nghỉ dưỡng, tổ hợp sân golf, vui chơi giải trí bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các sản phẩm du lịch sinh thái theo hình thức thuê môi trường rừng khi Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ 01/01/2019 hiện đang phải triển khai theo hình thức khai thác thử nghiệm trong khi chờ hoàn tất các thủ tục phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững, Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định. Có nhiều khu vực rừng thuộc xã quản lý có tài nguyên du lịch lớn nhưng chưa xác định loại rừng, quy chủ để thực hiện các thủ tục pháp lý để khai thác du lịch theo Luật Lâm nghiệp.

Công suất phục vụ của các đường bay Đồng Hới – Hà Nội, Đồng Hới – TP.Hồ Chí Minh bị hạn chế so với các tỉnh/thành phố phát triển du lịch khác ; các chuyến tàu bị cắt giảm so với trước dịch Covid-19, các chuyến tàu thuê chuyến (Charter) đi theo nhu cầu của khách với số chuyến hạn chế, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch.

Tuy nhiên, có thể nói ngoài những tồn tại, các tháng đầu năm 2022, du lịch Quảng Bình đã có những bước đột phá mạnh mẽ. Theo ông Nguyễn Văn Kỳ- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình, trong quý I Quảng Bình đón 145.916 lượt khách du lịch tăng 28% so với cùng kỳ năm 2021. Dịp lễ 30/4, 01/5 Khách đến Quảng Bình trên 500 ngàn lượt. Đạt được những kết quả trên trước hết Quảng Bình ghi nhận đã làm khá tốt công tác xúc tiến quảng bá. Đặc biệt là tổ chức thành công các hoạt động trong đó có Hội thảo ” Du lịch Quảng Bình, Thích ứng mới, Vận hội mới” do Báo Công Thương phối hợp tổ chức.

Mục tiêu được Sở Du lịch Quảng Bình đưa ra trong các tháng còn lại của năm 2022 sẽ đạt tổng số khách du lịch: 2.000.000 lượt khách, trong đó :số lượng khách nội địa: 1.990.000 lượt khách; số lượng khách quốc tế: 10.000 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.250 tỷ đồng

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững