Thứ tư 20/11/2024 01:37

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Cần sự thống nhất quan điểm giữa các Bộ, ngành

Để tránh gây khó khăn cho công tác kiểm soát buôn lậu và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước cần đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý theo luật.

Đây là các ý kiến được đưa ra và thảo luận tại Tọa đàm “Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện để quản lý ngay theo luật hiện hành” đã diễn ra tại tòa soạn Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh ngày 18/4.

Khó kiểm soát thuốc lá thế hệ mới vì kẻ gian lợi dụng lỗ hổng về luật

Tại thị trường Việt Nam, thuốc lá thế hệ mới được hiểu gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đã xuất hiện gần 10 năm qua. Hiện nay, dù thuốc lá thế hệ mới vẫn chưa chính thức được phép nhập khẩu và lưu hành tại nước ta, nhưng trên thực tế, các sản phẩm này vẫn đang được nhập lậu, xách tay và bày bán tràn lan trên thị trường một cách phi pháp, từ các trang mạng xã hội, sàn thương mai điện tử, đến các cửa hàng công khai trên phố.

Những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, thành phần nêu trên hiện đang gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Kẻ gian còn lợi dụng lỗ hổng về luật pháp để bán trái phép cho học sinh, sinh viên; lợi dụng cơ chế mở của một số loại thuốc lá điện tử để trộn lẫn ma túy, cần sa, chất cấm vào trong thiết bị nhằm tạo thêm những con nghiện mới. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca ngộ độc, gây xôn xao xã hội trong thời gian qua.

Thậm chí, một số đối tượng còn dùng tiền dụ dỗ học sinh sử dụng và trở thành “kênh phân phối” hàng cấm... Thực trạng này cũng tạo thêm gánh nặng cho các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn tội phạm buôn lậu lẫn tội phạm ma túy. Không chỉ vậy, thuốc lá thế hệ mới nhập lậu vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thiếu kiểm soát, với số lượng ngày càng gia tăng khiến ngân sách Nhà nước bị thất thu rất lớn.

Các đại biểu tham dự tọa đàm

Về thực trạng này, ông Trần Văn Dũng - Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - cho biết: nhóm thuốc lá thế hệ mới đang được xếp vào các loại thuốc lá lậu, chưa được cấp phép kinh doanh. Mặc dù vậy, tại Việt Nam, mặt hàng này vẫn dược bán khá nhiều trên các nền tảng mạng xã hội và các cửa hàng. Quá trình thực tế, kiểm tra, kiểm soát cho thấy, do lợi nhuận rất cao, các đối tượng bị xử phạt nhiều lần vẫn tiếp tục kinh doanh.

“Việc bán thông qua các trang mạng xã hội, website thương mại điện tử dẫn đến khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý. Nguyên nhân do trong nhiều trường hợp không xác định được không gian cụ thể về địa điểm bán hàng, địa điểm chứa trữ hàng hoá của các đối tượng kinh doanh”- ông Dũng thông tin thêm.

Theo ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, do chưa có biện pháp quản lý và chế tài nên các hoạt động kinh doanh, quảng cáo phi pháp, vi phạm các quy định của pháp luật, nhà nước không thu được thuế, người dân sử dụng thì tiếp cận sản phẩm không rõ nguồn gốc và gây hại sức khỏe.

Cần đưa vào luật quản lý

Từ những bất cập này, ông Trần Văn Dũng đề xuất việc Việt Nam có thể học hỏi các nước khác trong quản lý thuốc lá thế hệ mới. Cụ thể, một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc… đã có phân loại rõ sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, để từ đó đưa ra chính sách quản lý được chặt chẽ. Tại Việt Nam hiện chúng ta đã có thể quản lý ngay thuốc lá làm nóng dưới luật hiện hành, còn thuốc lá điện tử thì cần được xem xét thêm. Thực tế luật hiện hành về thuốc lá của Việt Nam đã rất đầy đủ, chính vì thế việc xem xét thuốc lá thế hệ mới quản lý dưới luật là điều nên làm, song hành với việc học hỏi áp dụng luật quản lý của các nước đi trước.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan - Phó Chủ tịch hội Dược học Việt Nam kiêm Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, cũng mong đợi một chính sách quản lý phù hợp với các chủ thể liên quan cần sớm được ban hành. Bà Lan nhấn mạnh: Mọi đối tượng đều xứng đáng được bảo vệ, bao gồm giới trẻ, cộng đồng và quan trọng không kém là những người đang hút thuốc với độ tuổi hợp pháp - đối tượng chịu tác động trực tiếp.

“Trong định nghĩa thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá đã quy định rõ sản phẩm thuốc lá là những sản phẩm sử dụng nguyên liệu thuốc lá một phần và toàn bộ cũng như các dạng khác. Chúng tôi chính là những người đã đóng góp ý kiến xây dựng luật này, vốn được thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013. Chúng ta không nói chuyện quản lý thuốc lá mới hay cũ vì bản chất chúng đều là thuốc lá. Không nhất thiết phải trình Chính phủ quy định quản lý mới mà chỉ cần quy định lại cho rõ ràng cụ thể hơn để dễ quản lý”, bà Phạm Khánh Phong Lan nêu vấn đề.

Liên quan đến xây dựng chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới, ông Ngô Khải Hoàn cho biết, Bộ Công Thương dự kiến trình Chính phủ trong quý II/2023 trên cơ sở tiếp tục trao đổi về thống nhất với Bộ Y tế về dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 67/2013 về kinh doanh thuốc lá.

Đối với sự kiện Việt Nam sắp tham gia vào Hội nghị các bên lần thứ 10 (COP10) của Công ước FCTC vào tháng 11 tới đây, theo ông Ngô Khải Hoàn, Bộ sẽ cố gắng triển khai để thống nhất về ý kiến, chính sách và quan điểm về thuốc lá thế hệ mới. Bởi với COP10, đây là sự kiện quan trọng, do đó việc thống nhất trước khi COP10 diễn ra là rất cần thiết về tiếng nói chung.

Theo các ý kiến trao đổi tại hội thảo, Luật Phòng chống tác hại thuốc lá hiện hành cùng với Nghị định 67 sửa đổi về kinh doanh thuốc lá sẽ là cơ sở phù hợp để quản lý ngay các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới phù hợp rõ với định nghĩa của luật, cụ thể như thuốc lá làm nóng (vì chứa nguyên liệu thuốc lá).

Ở góc độ khoa học, hiện có không ít các công trình nghiên cứu khoa học về hoạt động, khả năng giảm tác hại, cũng như tác động lên sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá thế hệ mới. Các nghiên cứu này được đúc kết từ những quốc gia gần với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines… Bên cạnh nghiên cứu của các tổ chức y tế quốc tế như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), Viện Đánh giá Rủi ro Liên bang Đức (BfR)…

Đáng chú ý, Việt Nam cũng sắp tham gia vào Hội nghị các bên lần thứ 10 (COP10) của Công ước FCTC vào tháng 11 tới đây, trong đó tâm điểm của sự kiện sẽ thảo luận về quan điểm quản lý của các nước đối với thuốc lá thế hệ mới.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Thuốc lá điện tử

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch