Thứ hai 23/12/2024 16:25

Quản lý Thị trường Quảng Bình: 6 tháng, phát hiện trên 200 vụ vi phạm

Cục QLTT Quảng Bình thông tin: nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn gồm hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu…

Tình hình vi phạm vẫn xảy ra

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình trong 6 tháng đầu năm 2023, hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cơ bản ổn định, thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú về chủng loại và mẫu mã, nguồn cung dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá các mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, nhiên liệu,… nhìn chung ổn định

Theo Cục Quản lý thị trường Quảng Bình, 6 tháng đầu năm 2023, tình hình vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm trong lĩnh vực giá… vẫn còn xảy ra. Hàng hóa vi phạm chủ yếu tập trung vào nhóm các sản phẩm thời trang (áo quần, giày dép, túi xách, mũ, kính mắt,…), thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng điện tử, đồ chơi trẻ em, các loại máy móc đã qua sử dụng…

Lực lượng Quản lý thị trường Quảng Bình kiểm tra hàng hoá tại một cửa hàng trên địa bàn

Đối với tình hình vi phạm pháp luật, trên thị trường nội địa, các cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như cất giấu hàng hóa vi phạm tại nơi ở, phân tán hàng hóa tại nhiều nơi khác nhau và khi có người mua mới đưa ra bán; để lẫn lộn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với hàng thật; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với số lượng nhỏ, lẻ… Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân ngày càng tăng cao; do đó, nhiều đối tượng đã lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến để quảng cáo, giới thiệu, giao dịch mua bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ... Tuy nhiên, các hoạt động này đa phần có quy mô nhỏ lẻ, không công khai địa điểm kinh doanh, nơi cất giấu hàng hóa; gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng. Trên thị trường, không phát hiện dấu hiệu đầu cơ, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm tăng giá bán để thu lợi bất hợp pháp.

Trên tuyến giao thông đường bộ, các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ… thường xuyên thay đổi tuyến đường, thời gian vận chuyển; gia cố thêm khoang chứa hàng; bọc kín hàng hóa vi phạm bằng túi nilon màu đen và cất giấu, ngụy trang trong các khoang chứa hàng... để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Được biết, 6 tháng đầu năm kết quả thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, đã kiểm kiểm tra: 330 vụ, phát hiện 203 vụ vi phạm với tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước trong kỳ là 2.309.420.465 đồng. Qua kiểm tra, xử lý một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn như hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu…

Tăng cường công tác đấu tranh với vi phạm

Ông Vũ Quang Thắng- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cho hay, thời gian vừa qua, đơn vị đã tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó tập trung vào các lĩnh vực, mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng như: lương thực, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm công nghệ, mỹ phẩm,…; đặc biệt, tăng cường nắm bắt và theo dõi thông tin các đối tượng kinh doanh có sử dụng các website, các ứng dụng trên nền tảng công nghệ số, các trang mạng xã hội để bán hàng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

“Chúng tối tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong công tác để kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên khâu lưu thông và trên thị trường nội địa.Tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa của các cơ sở kinh doanh; tăng cường công tác quản lý địa bàn không để xảy ra tình trạng đầu cơ găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính; chủ động nắm thông tin, theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến thị trường để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra”- ông Thắng cho biết thêm.

Theo đại diện Cục Quản lý thị trường Quảng Bình, thời gian tới, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhất là các mặt hàng mang lại lợi nhuận cao như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ điện tử đã qua sử dụng,… Vào thời điểm các tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với các nhóm mặt hàng thiết yếu như lương thưc, thực phẩm công nghệ, đồ gia dụng, sản phẩm thời trang… dự kiến tăng do đó sẽ tác động đến sự biến động của giá cả và cung cầu hàng hóa trên thị trường trong tỉnh.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến khiến nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...Ngoài ra, tình hình thiên tai bão lụt, dịch bệnh gia súc, gia cầm,.. dự báo vẫn có những diễn biến phức tạp, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tác động xấu đến tình hình thị trường.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025