Thứ ba 22/04/2025 02:28

Quản lý thị trường kiểm tra 665.168 vụ sau 6 năm hoạt động ngành dọc

Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, quản lý thị trường cả nước kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt 417.604 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tố tụng 911 vụ việc.

Hoạt động theo mô hình ngành dọc từ tháng 10/2018 đến hết ngày 28/2/2025, lực lượng quản lý thị trường đã phối hợp, tiến công vào những điểm nóng, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được.

Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa, Hải Dương... đã được lực lượng quản lý‎ thị trường phát hiện, xử lý nghiêm và tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng.

Từ tháng 10/2018 đến 28/2/2025, toàn lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 417.604 vụ vi phạm. Ảnh: Quyên Lưu

Thống kê sơ bộ từ lực lượng cho thấy, từ tháng 10/2018 đến 28/2/2025, toàn lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 665.168 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 417.604 vụ vi phạm, chuyển cơ quan tiến hành tố tụng 911 vụ để xem xét, khởi tố hình sự.

Tổng số tiền xử lý vi phạm 5.542 tỷ đồng, trong đó, thu nộp ngân sách nhà nước 3.376 tỷ đồng; trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, chuyển giao trị giá lên tới hơn 2.166 tỷ đồng.

Từ ngày 1/3/2025, thực hiện Nghị định 40/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường kết thúc. Thay vào đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, bộ máy của Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước. Theo đó, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn cả nước.

Đối với cấp địa phương, theo cơ cấu tổ chức mới, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước không quản lý về mặt con người, tuy nhiên sẽ phụ trách kiểm tra về mặt thực thi pháp luật, triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong phòng chống gian lận thương mại, xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề... Và việc kiểm tra vẫn sẽ duy trì ở cả 2 cấp: Địa phương và cấp kiểm tra thuộc Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.

Đối với các vụ việc ở địa phương, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ quản lý về hồ sơ kiểm tra, bao gồm: Biên bản kiểm tra, quyết định kiểm tra, đối tượng kiểm tra và người thực hiện cuộc kiểm tra…

Cũng theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao nguyên trạng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh thuộc Tổng cục Quản lý thị trường về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương trước ngày 1/6/2025.

Dù ở mô hình hoạt động nào, nền tảng pháp lý để tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường vẫn là Pháp lệnh Quản lý thị trường ban hành năm 2016 với tiêu chí xuyên suốt: Lực lượng quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, chắc chắn rằng, sự thay đổi cơ chế vận hành sắp tới không làm thay đổi tính chất, chức năng nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường.

Dự kiến, chiều nay 17/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị chuyển giao quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thành lập chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Khánh An

Tin cùng chuyên mục

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Bất cập ngăn chặn sữa giả: Quản lý thị trường muốn xác định hàng giả phải có phản ánh

Vụ sữa giả: Không vùng cấm, không ngoại lệ trong kiểm tra, kiểm soát

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu