Thứ hai 23/12/2024 11:10

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho thuốc tây bất hợp pháp

Chiều 11/8 tại khu chung cư cao cấp ở Hà Nội, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện một kho thuốc tây bất hợp pháp lớn do nước ngoài sản xuất.

Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) đã đột xuất kiểm tra một căn hộ tầng 18 thuộc toà nhà Hanoi Center Point số 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân. TP. Hà Nội. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện một kho thuốc tây do nước ngoài sản xuất.

Lực lượng chức năng đang kiểm đếm số thuốc tại căn hộ

Căn hộ có diện tích khoảng 100m2 và toàn bộ diện tích đều được trưng dụng để chứa các loại thuốc tây. Các loại thuốc ở đây chủ yếu là các mặt hàng như thuốc kháng sinh Tavanic, thuốc chữa ung bướu Femera, thuốc chữa đau đầu Depakin, thuốc huyết áp Plavix, thuốc điều trị mỡ máu Crestor, thuốc trị tiểu đường các loại… do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Toàn bộ đều là các loại thuốc tây không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ

Chủ lô hàng được xác định là ông N.A.T sinh năm 1994, quê quán Đồng Nai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh của ông N.T.T chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hoá đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh “chợ thuốc Hapulico” với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời.

Kiểm tra thực tế, lực lượng Quản lý thị trường ghi nhận 147.962 đơn vị thuốc các loại đồng thời tiến hành các thủ tục tạm giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ

Với riêng ông N.A.T – chủ căn hộ này, trước đó, ngày 14/01/2020, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành kiểm tra và đề xuất UBND thành phố ban hành Quyết định xử phạt đối với ông N.T.T với hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bán lẻ thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là: 101.500.000 đồng. Buộc tiêu hủy 87.488 đơn vị thuốc nhập lậu trị giá 503.482.000 đồng).

Tình trạng buôn bán thuốc tây không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ ngày càng “nở rộ” trong thời gian gần đây, nhất là thời điểm dịch Covid bùng phát. Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã liên tục phát hiện và bắt giữ, xử lý các lô hàng thuốc không có nguồn gốc, hóa đơn chứng từ. Điển hình là ngày 30/3/2022, Đội Quản lý thị trường số 1 – Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng tại 158 Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, tại cơ sở kinh doanh đang bày hàng hóa là thực phẩm bổ sung viên sủi Vitamin BEEROCAC+ và hình có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang được bảo hộ theo Đăng ký quốc tế số 932608 của Bayer Consumer Care AG.

Đoàn kiểm tra tạm giữ 28.575 hộp thực phẩm bổ sung viên sủi Vitamin BEEROCAC+ và hình để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường cũng triệt phá rất nhiều các tụ điểm buôn bán kit xét nghiệm Covid, thuốc điều trị Covid không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025