Thứ hai 21/04/2025 09:23

Quan chức châu Âu thừa nhận EU là một phần của cuộc xung đột Ukraine; lộ ‘kế hoạch triệt để’ cho Kiev

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell lần đầu công khai thừa nhận EU là “một phần của cuộc xung đột” ở Ukraine.

"Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ quyết định tương lai địa chính trị của châu Âu. Chúng ta phải nghĩ về Ukraine, trở thành người tham gia vào cuộc chơi. Chúng ta là một phần của cuộc chơi này. Chúng ta không phải là một bên trong cuộc chiến, nhưng chúng ta là một phần của cuộc xung đột và cách giải quyết cuộc xung đột này sẽ ảnh hưởng đến thế giới cũng như an ninh của chúng ta”, hãng tin RIA Novosti dẫn lời ông Borrell nói tại một hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha.

Quan chức châu Âu thừa nhận EU là một phần của cuộc xung đột Ukraine. Ảnh: RIA

Trước đó, trong bối cảnh lực lượng vũ trang Ukraine tấn công vào Kursk, ông Borrell cho rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm Kiev tấn công bằng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga được cho là có thể “góp phần vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình”. Ông cũng hứa sẽ thảo luận vào tuần tới với người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng các nước thuộc EU về việc tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho Ukraine.

Cuộc gặp không chính thức của người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng các nước EU sẽ được tổ chức vào ngày 29-30/8.

Lộ “kế hoạch triệt để” cho Ukraine

Bà Sevim Dagdelen, thành viên Quốc hội Đức thuộc Liên minh Sarah Wagenknecht - đảng Vì Lý trí và Công lý cho rằng, Đức nên ngừng tài trợ cho Ukraine và thúc đẩy đàm phán hòa bình.

"Cuối cùng chúng ta phải ngừng cấp hàng tỷ USD cho Ukraine. Thay vì ngày càng chi nhiều tiền hơn và gửi vũ khí vì một cuộc xung đột vô nghĩa, chính phủ liên bang cuối cùng phải bắt đầu hỗ trợ chấm dứt xung đột thông qua ngoại giao", bà Dagdelen kêu gọi.

Ngoài ra, bà cũng chỉ trích những người tiếp tục ủng hộ chính quyền Ukraine, trong khi ở Kiev người ta cấm đối lập và phân biệt đối xử với người thiểu số.

Nghị sĩ Đức đã nhiều lần chỉ trích chính sách của NATO với Ukraine. Trong một bài phỏng vấn nhân hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ hồi đầu màu hè, bà cho biết "các nhà lãnh đạo cấp cao của NATO sẽ tăng cường chiến lược của mình trong cuộc chiến ủy nhiệm ở Ukraine. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều vũ khí và nhiều tiền hơn cho Ukraine. Ngược lại, điều này cũng đồng nghĩa với việc ít tiền hơn cho chính người dân của họ để chi cho y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng hoặc nhà ở xã hội giá rẻ".

Đồng thời, bà cũng cho biết mặc dù bà không đồng ý với nhiều điều về nhà lãnh đạo Hungary Viktor Orban, nhưng bà đánh giá cao việc ông cố gắng đối thoại để chấm dứt cuộc chiến Ukraine, bà lưu ý ông Orban đã bị NATO chỉ trích.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk

Kinh tế Malaysia tăng trưởng 4,4%, xuất khẩu vượt kỳ vọng

Thế giới đang ươm mầm tương lai năng lượng như thế nào?

Tên lửa Iskander được coi là vũ khí 'sát thần' tại Ukraine

Tin thuế quan 18/4: Châu Âu cải cách mạnh mẽ theo tinh thần 'đôi bên cùng thắng'

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/4: Lính Ukraine rút lui ở Oleshnya

Các 'ông lớn' thế giới quản lý rác thải ra sao?

Hoa Kỳ thử nghiệm đội hình robot tác chiến người - máy

Thiếu tội danh hình sự- 'lực cản' trong xử lý tội phạm đa cấp biến tướng

Tin thuế quan 17/4: Thị trường Hoa Kỳ vẫn 'hút' nhà đầu tư Nhật Bản

Chiến sự Nga - Ukraine tối 16/4: Nga cắt đứt tuyến phòng thủ Liman

Chặn bê bối sữa giả: Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian