Thứ hai 23/12/2024 03:30

QLTT Quảng Trị nói gì về vụ việc buôn lậu vàng qua biên giới

Đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam qua biên giới tại Quảng Trị cho thấy tính chất ngày càng phức tạp của buôn lậu tại khu vực miền Trung.

Bộ Công an vừa thông tin về chuyên án làm rõ dấu hiệu của đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam do đối tượng người Quảng Trị cầm đầu. Cụ thể, đường dây buôn lậu trên 03 tấn vàng, có tổng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị để bán cho các cửa hàng vàng tại Việt Nam thu lời bất chính. Ngoài ra, phía Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý đã kê khai và báo cáo quyết toán thuế năm 2021 không trung thực, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về các hành vi trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước, bước đầu xác định là 6,145 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Viết Thế - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng Trị cho biết, có nắm thông tin về vụ việc. Đây là vụ do Bộ Công an phá án, việc phá án buôn lậu biên giới lực lượng chính là Biên phòng và Hải quan, đồng thời đây là vụ buôn lậu vàng được tổ chức rất quy mô.

Hình minh hoạ

Nói về chức năng nhiệm vụ, ông Thế cho hay, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) chỉ kiểm soát nội địa, đồng thời không đủ sức để kiểm tra, phát hiện vì đây chủ yếu là buôn lậu mang yếu tố biên giới. Với quy mô này, lực lượng cơ quan điều tra như Bộ Công an mới phát hiện và phá án nổi.

Trước đây, lực lượng QLTT cũng có phối hợp với các đơn vị công an, ngân hàng… kiểm tra lĩnh vực kinh doanh vàng, nhưng chỉ kiểm tra nội địa. Qua công tác kiểm tra, các đơn vị kinh doanh vàng được đảm bảo, niêm yết giá rõ ràng, hoạt động mua bán diễn ra bình thường.

Theo Ông Thế, để kiểm tra mặt hàng này, liên quan đến các thiết bị đo lường, đánh giá chất lượng vàng… trong đó, 2 đơn vị liên quan đến vấn đề này là Ngân hàng nhà nước, Viện khoa học công nghệ… Đây là vụ buôn lậu có yếu tố biên giới là chính, ông Thế cho biết thêm.

Thời gian qua, tình hình buôn lậu tại khu vực miền Trung diễn biến khá phức tạp, tại Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2023 của 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã phát hiện, bắt giữ 10.850 vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; qua đó xử lý vi phạm hành chính 9.909 vụ; khởi tố vụ án hình sự 941 vụ/1.139 đối tượng thu nộp ngân sách Nhà nước 362,821 tỷ đồng.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu