Thứ bảy 09/11/2024 04:35

PV GAS nỗ lực ổn định thị trường khi nguồn cung LPG khan hiếm cục bộ

Trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường LPG Việt Nam có những diễn biến tiêu cực, CP (giá công bố của Saudi Aramco cho 1 tấn LPG) giảm sâu. Để đảm bảo ổn định thị trường và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) luôn chủ động thực hiện nhiều giải pháp ổn định thị trường.

Việt Nam và thế giới đã và đang chứng kiến cuộc biến động kinh tế lớn, hiếm gặp vì đại dịch Covid-19 lan rộng, gây tác động kinh hoàng lên con người và đời sống của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp khí cũng phải chịu những cơn chấn động không nhỏ, mà đặc biệt rõ nét là việc cung ứng và tiêu thụ nguồn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên thị trường Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường LPG Việt Nam có những diễn biến tiêu cực, CP giảm sâu. Nhu cầu tiêu thụ có những diễn biến phức tạp; đặc biệt trong tháng 2 và tháng 3, nhu cầu tiêu thụ giảm khoảng 30% so với nhu cầu thông thường. CP từ tháng 2 đến tháng 4 đã giảm tổng cộng 342,5 USD/tấn, tương ứng giảm 59,3% so với CP tháng 1. Đặc biệt, CP tháng 4 giảm còn 235 USD, tương đương giảm 51,7% so với CP tháng 3. Đà giảm mạnh bất ngờ này của thị trường LPG dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các đầu mối nhập khẩu. Để đảm bảo kiểm soát rủi ro, các đầu mối nhập khẩu phải quản trị giảm thiểu tối đa hàng tồn kho, giảm nhập khẩu. Do vậy, trong một số thời điểm cuối tháng 4/2020 có xuất hiện tình trạng khan hiếm nguồn LPG, đặc biệt khi dự báo CP tháng 5 tăng (và đúng như dự báo, giá gas tháng 5/2020 đã bật tăng từ 1/5), dẫn đến nhu cầu mua đón đầu của một số đại lý/nhà phân phối.

Cảng PV GAS Vũng Tàu – Thị Vải tại BR-VT

Hiện nay, nguồn cung cấp LPG cho thị trường Việt Nam khá đa dạng, bao gồm từ các nguồn sản xuất nội địa (từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Nhà máy xử lý khí Cà Mau là 2 cơ sở của PV GAS; Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn) và từ nguồn nhập khẩu. Đối với các nguồn sản xuất nội địa, sản lượng trong thời qua tương đối ổn định, đáp ứng đủ 100% hợp đồng bán hàng định hạn đã ký kết. Đối với nguồn LPG nhập khẩu, hiện tại có khoảng 30 thương nhân xuất nhập khẩu LPG và đang đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Việc gia tăng thêm các nhu cầu tại một số thời điểm đối với các nguồn cung từ PV GAS, đặc biệt giai đoạn cuối tháng 4/2020, có thể do nhiều nguyên nhân như: Một số nhà sản xuất LPG tại khu vực gián đoạn nguồn cung do các sự cố kỹ thuật và do cắt giảm sản xuất tại các nhà máy lọc dầu; các nhà máy công nghiệp bắt đầu sản xuất trở lại sau dịch bệnh dẫn đến nhu cầu tăng bất thường; dự báo CP tháng 5/2020 tăng nên dẫn đến nhu cầu đầu cơ lớn. Các khách hàng đẩy nhanh tiến độ nhận hàng để bán ra, đón đầu việc tăng giá; việc suy giảm sản lượng khí và sự cố kỹ thuật liên quan đến các nguồn trong nước dẫn đến một số thời điểm nguồn cung khí ra thị trường suy giảm.

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo ổn định thị trường và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, PV GAS luôn chủ động và nỗ lực, đáp ứng đủ và đúng 100% hợp đồng bán hàng định hạn đã ký kết; đồng thời, nỗ lực tăng cường khả năng cấp bù cho các khách hàng có nhu cầu trong quý I/2020, tiếp tục chuỗi cam kết được hoàn thành tốt đẹp trong nhiều năm qua.

Tính riêng tháng 4/2020, trên cơ sở kế hoạch giao hàng đã được các bên thống nhất, tiến độ giao hàng của Công ty Kinh doanh sản phẩm khí – đơn vị đại diện kinh doanh LPG của PV GAS tại kho Gò Dầu và Thị Vải được thực hiện nhịp nhàng: Đến hết ngày 20/4, việc giao hàng tại các kho của PV GAS đạt khoảng 75% kế hoạch cam kết của tháng. Đến hết ngày 28/4, tiến độ giao hàng đạt hơn 93% kế hoạch cam kết của tháng. Đến hết ngày 29/4/2020, PV GAS đã hoàn thành giao hàng toàn bộ khối lượng cam kết và khối lượng PV GAS đồng ý bổ sung của tháng. Bước sang tháng 5/2020, PV GAS vẫn duy trì các hợp đồng với công thức giá như cam kết. Thời gian sắp tới, PV GAS đẩy mạnh tìm kiếm các giải pháp về nguồn hàng, phân phối để góp phần giải quyết các khó khăn chung của thị trường, giảm thiểu tối đa các rủi ro cho thị trường trong nước khi diễn biến giá LPG rất khó dự báo.

Trong khó khăn và thách thức này, những nỗ lực vượt bậc của PV GAS đã một lần nữa khẳng định PVGAS đóng vai trò là thương nhân kinh doanh LPG ổn định, uy tín hàng đầu Việt Nam.

Qua các khó khăn của thị trường nêu trên, PV GAS càng kiên định với triết lý kinh doanh đã được xây dựng và chiếm được niềm tin của khách hàng trong nhiều năm qua: Nguồn hàng ổn định, chất lượng đảm bảo và giao hàng linh hoạt.

Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn 5 tỷ USD dừng vận hành thương mại?

Khai mạc triển lãm quốc tế về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và phong cách sống năm 2024

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam: Tăng cơ hội cho phụ nữ trong kỷ nguyên 'chuyển đổi kép'

Airport Dimensions và SASCO hợp tác nâng tầm trải nghiệm hàng không Việt Nam

OCB được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 3 liên tiếp

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Vinalink Group: Hành trình lan tỏa yêu thương và thực hiện trách nhiệm cộng đồng

PV GAS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,5% trong tháng 10

Cuộc thi Nhập vai 2024: Khi cảm xúc là 'điểm tựa' chạm đến trái tim khách hàng

Supe Lâm Thao là một trong những nhân tố giúp ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

Coteccons được vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024'

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh