Thứ tư 27/11/2024 20:02

Phong vị Tết truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Đầu năm mới Kỷ Hợi 2019, hơn 200 đồng bào đại diện cho 26 cộng đồng dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc đã hội tụ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để tham gia chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng xuân.

Đây là hoạt động thường niên tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam và góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương trình Bài ca mừng Đảng - mừng xuân - mừng đất nước đổi mới - đã khai mạc ngày hội xuân tại Làng Văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
Ngày hội có sự tham gia của đại biểu các cộng đồng dân tộc đến từ 17 tỉnh, thành trên cả nước

Diễn ra trong 2 ngày 12/02 - 13/02/2019 (tức mùng 8 - mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), ngày hội mang đến phong vị Tết truyền thống dân tộc cho du khách những ngày đầu Xuân. Du khách có thể tham dự, hòa mình vào các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán qua đó thêm hiểu những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân, đặc trưng của các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển.

Tất cả mọi người cùng hòa mình vào các hoạt động giao lưu văn hóa đậm bản sắc truyền thồng

Điểm nhấn của ngày hội là các sự kiện tái hiện phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc Tà Ôi, dân tộc Dao. Lễ hội Aza koonh của dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên – Huế thường diễn ra sau dịp Tết âm lịch hàng năm, với mục đích là cúng tạ trời đất đã ban cho buôn làng mùa màng bội thu, người người no đủ, nhà nhà an vui. Lễ hội Aza koonh thể hiện gần như đầy đủ các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc Tà Ôi, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nghi lễ đón Tết cổ truyền (trích đoạn Tết nhảy) của dân tộc Dao quần chẹt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là một trong những lễ Tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng. Người Dao sửa sang thay mới ban thờ, làm bánh ống, bánh dày, bày lễ lên ban thờ cúng tổ tiên để cầu lộc, cầu tài và gánh vác mọi tai họa, trừ tà ác...

Rộn ràng khung cảnh tái hiện nghi lễ đón Tết cổ truyền tại các làng dân tộc
Lễ cúng tổ tiên cầu cho một năm mùa màng bội thu, mọi điều tốt đẹp

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ ngày hội còn có các hoạt động trò chơi dân gian, giới thiệu ẩm thực dân tộc, hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Đặc biệt, sự kiện có chương trình giao lưu gặp gỡ giữa các dân tộc thiểu số kết nối với du lịch để tạo ra một sinh cảnh phong phú về mùa xuân của các dân tộc.

Ngày hội mang đến phong vị Tết truyền thống của các dân tộc thông qua các phong tục tập quán đặc sắc
"Mùa xuân là tết trồng cây"

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Khu các làng dân tộc cho biết: “Chủ đề của ngày hội là hội tụ và phát triển, cùng nhau vượt qua những khó khăn, phát huy bản sắc dân tộc. Ban quản lý làng cùng với các nghệ nhân, già làng, trưởng bản mong muốn thông qua các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, bà con các dân tộc, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa tự hào về bản sắc dân tộc mà mình đang lưu giữ, đồng thời trao truyền và phát huy được những giá trị đó trong cuộc sống, tại địa bàn các khu dân cư”.

Sắc xuân tràn ngập trong ánh mắt, nụ cười

“Mùa xuân tạo ra sự phấn khởi, bà con các dân tộc, các địa phương đều rất mong chờ khi mùa xuân đến và hội tụ tại “ngôi nhà chung”, đón chào một năm mới mang tính giao lưu, kết đoàn, cũng là dịp để bà con thể hiện mong muốn của mình về một mùa xuân mới - mùa xuân đoàn kết dân tộc” – ông Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bà Y Sinh - đồng bào dân tộc Xơ Đăng tại tỉnh Kon Tum chia sẻ với phóng viên báo Công Thương: “Ngày đầu xuân năm mới, tất cả các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc tập trung tại làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, tôi cảm thấy rất vui vì mình được đón Tết tại đây. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng đón Tết cổ truyền. Đối với dân tộc Xơ Đăng của tôi, chúng tôi cũng giới thiệu bản sắc của mình đến với du khách và giao lưu với đồng bào các dân tộc khác”.

Ngọc Mai - Hoàng Lan

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Tàu biển tuyến Bắc Hải (Trung Quốc) - Hạ Long tiếp tục đưa 400 du khách đến với Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Du lịch âm nhạc 'hút' khách

Làng rau Trà Quế - Làng Du lịch tốt nhất thế giới năm 2024

Tiếp cận thị trường, thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam

Thêm đường bay thẳng từ Singapore: Phú Quốc ngày càng hấp dẫn với khách quốc tế và chuyên gia nước ngoài

Lai Châu: Sắp diễn ra Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường “Về miền đỗ quyên”

Quảng Ninh và hành trình khôi phục du lịch 'thần tốc' dịp cuối năm

Thành phố Đà Lạt ‘chạy nước rút’ chỉnh trang đô thị, chào mừng Festival Hoa lần thứ X – năm 2024

Nhiều vấn đề cần cải thiện để ngành Du lịch tỉnh Khánh Hoà phát triển

Lào Cai: Sắp diễn ra Festival Bắc Hà 'Nghiêng say mùa Đông'

Ninh Bình lên kế hoạch đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2025

Hoàng Kim Group ra mắt mảng dịch vụ du lịch gia đình

Bay dù lượn: Cần được kiểm soát chặt, phòng tránh các rủi ro

Du khách nô nức ‘check-in’ thiên đường hoa dã quỳ ở núi lửa Chư Đang Ya, Gia Lai