Thứ bảy 16/11/2024 09:16

Phòng chống đúng cách sẽ loại được dịch tả lợn châu Phi

Bình Dương là địa phương tiếp theo ở khu vực miền Nam phát hiện dịch tả lợn châu Phi (ASF). Các chuyên gia về thú y cho rằng, các cơ quan chức năng, người chăn nuôi hợp lực để phòng chống đúng cách thì bệnh dịch ASF sẽ được khống chế hoàn toàn. 

Dịch ASF tiếp tục lan rộng

Sau Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang tỉnh Bình Dương ghi tên vào danh sách những địa phương ở khu vực miền Nam phát hiện dịch ASF. Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, cho biết, ngày 21/5, cơ quan chức năng phối hợp với địa phương đã tổ chức tiêu hủy 1.004 con lợn dương tính với dịch ASF. Đàn lợn được phát hiện dịch bệnh tại hộ ông Nguyễn Quang Huy và hộ ông Nguyễn Quang Tuyến ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Ngay sau khi phát hiện đàn lợn bị dịch ASF, chính quyền tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh, tăng cường an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Yêu cầu ngành nông nghiệp tăng cường các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa virus lây lan trên diện rộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cơ sở, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ về thông tin dịch bệnh.

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương tổ chức tiêu hủy lợn dịch bệnh ASF

Ngày 22/5, ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy đàn lợn khoảng 1.200 con bị dịch bệnh ASF của một hộ chăn nuôi tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Đây là ổ dịch thứ 7 xẩy ra tại Hậu Giang sau các huyện Châu Thành A, Vị Thủy và Châu Thành. Tại địa bàn huyện Châu Thành A, nơi phát sinh ổ dịch ASF đầu tiên tại Hậu Giang, hiện đã qua 31 ngày nhưng không có gia súc chết và tiêu hủy do bệnh. Để phòng dịch bệnh lây lan, cơ quan chức năng huyện Châu Thành A đã lập 2 chốt kiểm tra, kiệm dịch động vật, sản phẩm động vật. Đồng thời, tổ chức tiêu độc 168.000m2/224 lít hóa chất khử trùng và 380kg vôi bột, nhờ đó dịch bệnh đã được khống chế.

Phòng chống đúng sẽ loại được dịch ASF

Theo các chuyên gia về thú y, virus ASF là loại virus có vỏ bọc dễ bị bất hoạt bởi nhiệt. AND virus này ít biến chủng, virus sinh sản trong đại thực bào của tế bào bạch cầu lợn, có kích thước lớn, phức hợp nên khó để sản xuất vacxin phòng bệnh. Virus bất hoạt trong môi trường pH11.5, trong môi trường có máu virus sống lâu hơn và bất hoạt ở nhiệt độ 70 độ C. Virus gây bệnh cho tất cả các loại lợn, không gây bệnh cho các vật nuôi khác và không gây bệnh cho người. Virus sinh sản trong bọ thân mềm (Ornithodoros) là vật chủ trung gian truyền bệnh cho lợn, không ký sinh trên các loại ruồi, muỗi, ve bét khác. Bọ Ornithodoros không có ở Việt Nam. Virus không truyền qua thai lợn con và virus loại này đào thải qua phân, nước tiểu, nước bọt, máu của lợn bệnh.

Bệnh ASF có 3 thể bệnh là cấp tính, á cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính xẩy ra ở giai đoạn đầu ổ dịch, lợn có tỷ lệ chết 100%. Thể á cấp tính xẩy ra ở giai đoạn giữa ổ dịch, lợn có tỷ lệ chết thấp hơn 30-70%. Thể mãn tính xẩy ra ở cuối ổ dịch và tỷ lệ chết thường rất thấp, hoặc không gây chết nhưng lợn sẽ bị còi cọc. Bệnh ASF có triệu chứng lâm sàng giống với dịch tả lợn cổ điển (CSF, đang lưu hành nhiều năm ở Việt Nam). Do vậy, không thể phân biệt ASF và CSF bằng chẩn đoán lâm sàng mà phải xét nghiệm phòng thí nghiệm. Hiện nay chưa có vacxin và thuốc đặc trị cho bệnh dịch ASF.

Để phòng chống dịch ASF một cách hiệu qủa và bền vững, các chuyên gia về thú y cho rằng, nhà nước cần công bố rằng, virus ASF không lây sang người khi tiếp xúc với lợn cũng như thịt lợn. Bệnh ASF không liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy người dân có thể tiêu thụ thịt lợn bình thường mà không cần quan tâm đến dịch bệnh ASF. Tại Việt Nam, dịch bệnh ASF lây lan quá nhanh kể từ ổ dịch đầu tiên (tháng 2/2019) và dịch bệnh ASF xẩy ra chủ yếu ở hộ chăn nuôi nhỏ, đến nay vẫn chưa kiểm soát được.

Mô hình chăn nuôi khép kín công nghiệp kiểm soát tốt dịch bệnh ASF

Tiến sĩ Kiều Minh Lực, Phó Tổng giám đốc phụ trách di truyền giống Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho rằng, Việt Nam khó có thể khống chế và dập tắt ngay được dịch bệnh ASF. Bởi con đường lây nhiễm bệnh ASF chủ yếu là vận chuyển và sử dụng thức ăn, nước thải nhà bếp chưa qua xử lý. Tuy nhiên Việt Nam không có bọ thân mềm Ornithodoros và số lượng lợn rừng không đáng kể là yếu tố tích cực giảm thiểu mức độ lưu cữu virus ASF trong tự nhiên. Do vậy, khả năng thanh toán bệnh ASF là khả thi trong tương lai.

Giải pháp lâu dài để thanh toán bệnh ASF tại Việt Nam, theo tiến sĩ Kiều Minh Lực, các cơ quan hữu quan cần tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức dịch bệnh ASF không liên quan đến an toàn thực phẩm nhằm ổn định thị trường thịt lợn và ổn định sản xuất. Mặt khác, cần tiêu hủy lợn chết, cho giết mổ và lưu thông sản phẩm lợn tại địa phương, không cho vận chuyển vào vùng an toàn dịch bệnh nếu không có phiếu xét nghiệm âm tính về ASF. Tổ chức tuyên truyền các biện pháp hiệu quả, kinh tế nhất trong phòng chống dịch bệnh ASF như sử dụng vôi, thuốc sát trùng, nhập nguồn heo giống âm tính, xử lý thức ăn thừa, nước thải nhà bếp và các biện pháp an toàn sinh học khác. Không vứt xác lợn chết xuống sông, suối, ao, hồ để virus không có chỗ cư trú, dịch bệnh ASF sẽ được thanh toán.

“Mặc dù dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp nhưng số lượng lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh ASF sẽ không đến mức ảnh hưởng lớn đến mất cân đối nguồn cung thịt lợn trong nước. Nhưng do tâm lý bán chạy lợn hơi của người chăn nuôi và người tiêu dùng giảm sử dụng thịt lợn là tác nhân chính làm đảo lộn thị trường và sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất cũng như làm mất cân đối cung cầu thịt lợn trong nước”, tiến sĩ Lực đánh giá.

Trần Thế

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang