Chủ nhật 22/12/2024 12:04

Phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1251/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến 2030.

Theo Quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình là hoàn chỉnh hệ thống tổ chức lực lượng và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030.

Cụ thể, trong giai đoạn 2023 – 2025 phấn đấu: Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường quốc gia, kiện toàn hệ thống tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; hoàn thành việc xây dựng bộ kịch bản, quy trình ứng phó, các tài liệu hướng dẫn và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường cấp quốc gia trên phạm vi cả nước; hoàn thiện hệ thống quan trắc, nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo; hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; Phấn đấu 100% kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia của các bộ, ngành, địa phương được ban hành; tăng cường hợp tác quốc tế trong giám sát, cảnh báo và ứng phó sự cố môi trường.

Giai đoạn 2026 – 2030 phấn đấu hoàn thành việc nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; 100% cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và năng lực thực hành các giải pháp kỹ thuật.

Chương trình có phạm vi thực hiện trên toàn quốc; đối với các sự cố môi trường có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, thuộc quản lý của 2 Bộ, ngành trở lên hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường xuyên quốc gia.

Kinh phí thực hiện Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, hội, đoàn thể liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra, có sự đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất, ứng phó sự cố môi trường tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tháng 8/2023

Chương trình tăng cường năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đến năm 2030 đề ra 6 nhiệm vụ, bao gồm:

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống tổ chức lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Thứ ba, nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo của các trạm quan trắc phục vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Thứ tư, nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Thứ năm, nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, tổ chức ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Trong đó, đối với nhiệm vụ “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia”, gồm: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia cho lực lượng của các bộ, ngành, địa phương trong hệ thống ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; nghiên cứu, hoàn thiện chế độ, chính sách cho lực lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực, quản lý tài chính trong thực hiện ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia.

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia đặt ra yêu cầu: Xây dựng bộ kịch bản, quy trình ứng phó, các tài liệu hướng dẫn ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia làm cơ sở cho công tác chỉ huy, điều hành và phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; trang bị phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho các lực lượng ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia của các bộ, ngành, địa phương, trong đó, tập trung kiện toàn tổ chức, đầu tư trang thiết bị cho các lực lượng nòng cốt tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý lực lượng, phương tiện ứng phó sự cố môi trường quốc gia; tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ cho các lực lượng tham gia ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia (05 năm một lần hoặc đột xuất); đảm bảo dự trữ quốc gia về các mặt hàng thiết yếu, các trang thiết bị ứng phó sự cố môi trường.

Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường; đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật; thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường; thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm; thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.

Xem chi tiết Quyết định tại đây.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Cục Hàng không Mỹ bị chính quyền chỉ trích do liên quan đến giám sát nhà sản xuất máy bay Boeing

TKV: Tổng tài sản tăng 67 lần sau 30 năm hoạt động

TKV: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển xe Hybrid

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm việc tại Lào về dự án muối mỏ Kali

Nhà máy Alumin Lâm Đồng có nguy cơ dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu đầu vào

Chiến lược phát triển ngành thép: Tầm nhìn mới cho ngành công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đặt mục tiêu sản xuất hộp số, động cơ cho ô tô tại Việt Nam

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8

Chính thức giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước từ tháng 9

Giải bài toán giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp điện tử

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia

Tính đúng, đủ để có giá bán điện hợp lý, tạo động lực thu hút đầu tư

Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện?

Đoàn công tác Bộ Công Thương làm việc với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc