Thứ tư 06/11/2024 03:57

Phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn văn hóa đất nước

Phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước.

Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú trên ¾ diện tích đất nước, tập trung chủ yếu vùng rừng núi, trung du, vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta vừa có tính thống nhất, vừa có tính đa dạng.

Thống nhất là bởi nền văn hóa Việt Nam được định hình, chọn lọc từ quá trình đoàn kết chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi; từ quá trình đắp đê, trị thủy, bảo vệ mùa màng; từ lòng yêu nước sâu sắc… Tính đa dạng bởi đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú trong những điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu khác nhau, mang đặc trưng vùng miền.

Thời gian qua, các dân tộc thiểu số ở nước ta đã đóng góp vào bức tranh chung rực rỡ các sắc thái văn hóa, góp phần hình thành sự đa dạng văn hóa, cũng như cung cấp tính độc đáo, giá trị đặc trưng cho văn hóa quốc gia.

Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, thưởng ngoạn sự phong phú, nhiều màu sắc của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, ở phía Bắc, hay Ba Na, Gia Rai... ở Tây Nguyên và Khơ Me ở Nam Bộ giúp chúng ta có thêm sự tự hào về văn hóa, truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số giúp giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng văn hóa của đất nước. Mỗi dân tộc thiểu số mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo, từ ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục cho đến các tập tục, phong tục, và cách sống. Những yếu tố này tạo nên sự phong phú và đa dạng trong bức tranh văn hóa chung của đất nước.

Bên cạnh đó, phát triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số còn có tác động tích cực đến sự đoàn kết, gắn kết trong xã hội. Việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do văn hóa của các dân tộc thiểu số giúp xây dựng một xã hội đa văn hóa và tôn trọng sự đa dạng. Điều này đồng thời tạo điều kiện cho giao lưu, hòa nhập và sự hiểu biết giữa các dân tộc trong đất nước, góp phần thúc đẩy sự đoàn kết toàn dân.

Với ý nghĩa đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến khối đại đoàn kết dân tộc, coi đây là cội nguồn sức mạnh và động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc", và “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội: Chúng ta cần quán triệt hơn nữa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển chung của đất nước.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới. Nhờ việc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, và phát triển nguồn lực kinh tế địa phương, điều kiện sống và kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao rõ rệt.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng và nâng cấp các thiết chế văn hóa, tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, và giải trí, cũng như gìn giữ và giá trị văn hóa của mình, tạo cơ hội kinh doanh và quảng bá du lịch cho các vùng dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, hoạt động du lịch cộng đồng đã trở thành một ngành kinh tế tiềm năng, rất phát triển ở các khu vực miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Sơn La,... giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, và vùng biên giới tạo nguồn thu nhập và cải thiện đời sống. Những kết quả nổi bật trên đây đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trong các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

Một trong những dấu ấn quan trọng nhất là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là một Chương trình hết sức có ý nghĩa nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mục tiêu của chương trình là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trên cơ sở đó đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Hy vọng rằng, việc triển khai thành công chương trình sẽ giúp cho chúng ta phát huy tiềm năng, giá trị, nguồn lực của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó đóng góp chung vào sự phát triển bền vững đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại việc phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, giáo dục trong một số địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa đồng bộ, gặp hạn chế trong việc phát huy và khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị văn hóa đặc trưng của các cộng đồng này.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do các khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cả về hạ tầng giao thông lẫn thiết chế văn hóa, do đặc điểm lịch sử, địa hình hay cả vì thiếu hụt nguồn lực. Trong đó, việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đủ để khai thác và phát huy nét văn hóa truyền thống cũng là một vấn đề, như thiếu người có hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số, các nhà nghiên cứu, giáo viên và nhân viên đủ trình độ để đảm bảo việc truyền dạy và bảo tồn văn hóa.

Từ thực tiễn đặt ra, chúng ta cần quán triệt hơn nữa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển chung của đất nước. Đồng thời, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng văn hóa và giáo dục cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cả ở các thiết chế văn hóa truyền thống như hệ thống nhà rông, nhà dài hay các không gian văn hóa cổ truyền khác, lẫn các thiết chế văn hóa mới như nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thư viện, và trường học để tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển văn hóa và giáo dục.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần đầu tư vào việc đào tạo và nâng cao nhân lực có kiến thức và kỹ năng để khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đào tạo các nhà nghiên cứu, cán bộ văn hóa, với trình độ chuyên môn cao và hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc thiểu số cùng với hỗ trợ các nghệ nhân dân gian – những báu vật nhân văn sống, các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở cộng đồng để hình thành nên hạt nhân văn hóa, nghệ thuật ở các địa phương.

Cùng với đó, việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc thiểu số, tạo ra môi trường tương tác và hợp tác giữa các dân tộc thiểu số với nhau và với cộng đồng đa dạng khác để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và thúc đẩy sự phát triển văn hóa chung cũng là những giải pháp cần thiết, quan trọng.

Bên cạnh những giải pháp như ở trên, chúng ta nên tập trung vào một số giải pháp, cụ thể: Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa các dân tộc cho cả người dân trong và ngoài các cộng đồng dân tộc thiểu số, bằng cách đưa vào chương trình giáo dục các môn học và hoạt động giảng dạy về văn hóa, lịch sử địa phương. Thứ hai, cần tạo điều kiện khuyến khích sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật dân gian trong cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua việc tổ chức các cuộc thi, triển lãm, sự kiện nghệ thuật dân gian, cùng với việc hỗ trợ tài chính và đào tạo cho các nghệ nhân và nghệ sĩ để tạo ra một môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển văn hóa đặc trưng của từng dân tộc thiểu số. Thứ ba, thúc đẩy sự hợp tác, giao lưu văn hóa và trao đổi kinh nghiệm giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số và cộng đồng đa dạng khác qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu, lễ hội, diễn xướng, và trao đổi văn hóa nhằm tạo điều kiện cho việc chia sẻ, học hỏi và tăng cường sự đoàn kết trong xã hội.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên xếp thứ nhất tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Fulham và Brentford, 3h00 ngày 5/11, vòng 10 Ngoại hạng Anh

Kịch tính ô tô vượt rừng, bốn bánh lơ lửng tại giải đua ô tô địa hình lớn nhất toàn quốc

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số MU và Chelsea, 23h30 ngày 3/11, vòng 10 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Tottenham và Aston Villa, 21h00 ngày 3/11, Ngoại hạng Anh

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Newcastle và Arsenal, 19h30 ngày 2/11, vòng 10 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bournemouth và Man City, 22h00 ngày 2/11, vòng 10 Ngoại hạng Anh

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Hải Phòng và Thép Xanh Nam Định, 19h15 ngày 1/11, vòng 6 V-League

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Người đàn ông Hà Nội chi hơn 10 tỷ đồng, coi đua xe như cách để thiền định

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Giúp MU thắng đậm Leicester City, Ruud van Nistelrooy vẫn khăn gói rời Old Trafford