Thứ năm 19/12/2024 13:43

Phát triển trí tuệ nhân tạo: Cần chính sách đặc thù

Năm 2024 là năm phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhất là AI diện hẹp, phát triển cho từng lĩnh vực, từng ngành công nghiệp và phục vụ tới mọi doanh nghiệp...

"Năm 2024 là năm phát triển AI"

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Gartner (Mỹ), thị trường phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đạt 135 tỷ USD năm 2025, tốc độ tăng trưởng kép từ 14,4% năm 2021 lên 31,1% năm 2025, vượt qua mức tăng trưởng chung của toàn ngành phần mềm. Theo nghiên cứu của McKinsey & Company, tác động của AI tạo sinh đến năng suất kinh doanh dự kiến từ 2,6 nghìn tỷ USD đến 4,4 nghìn tỷ USD mỗi năm.

AI là công nghệ chính và quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành một trong những công nghệ then chốt góp phần thay đổi và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, nhiều quốc gia đã có chiến lược AI quốc gia, đồng thời, có những bước đi mạnh mẽ trong việc tham gia thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực AI.

Đơn cử, như Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Chiến lược đưa ra mục tiêu “đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam những năm gần đây, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp ICT đã thực hiện nhiều nghiên cứu và ứng dụng AI trong thực tế như nhận dạng hình ảnh (camera giao thông, an ninh), xử lý ngôn ngữ tiếng Việt, xe tự lái, lọc tin nhắn rác, đảm bảo an toàn thông tin…

Một số công ty thành lập các trung tâm chuyên nghiên cứu AI, thiết lập AI platform với những mô-đun chuẩn sẵn có để hình thành hệ sinh thái AI cho các bên tham gia cùng phát triển… Nhiều công ty startup về AI mới hình thành có những sản phẩm hứa hẹn, không thua kém các sản phẩm quốc tế, đặc biệt có sự tham gia của những nhân tài AI người Việt được đào tạo bài bản ở các nước mạnh về AI.

Theo Báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ" (Government AI Readiness Index) do Oxford Insights (Vương quốc Anh) thực hiện, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 5 trong ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, AI là công nghệ chính và quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó sẽ giống động cơ hơi nước, điện, máy tính… của cuộc cách mạng công nghệ trước đây. Tức là loại công nghệ có tính phổ cập rộng rãi trong mọi ngành, mọi lĩnh vực đến với mọi người.

Chẳng hạn như trước đây, máy móc thay công cụ lao động của con người thì nay AI là trợ lý cho con người, thay trí tuệ con người. AI phải được phổ cấp như dịch vụ và trách nhiệm thuộc về các công ty công nghệ số.

"Năm 2024 là năm phát triển AI nhất là AI diện hẹp, phát triển cho từng lĩnh vực, từng ngành công nghiệp và cung cấp phục vụ tới mọi doanh nghiệp, người dân. AI diện hẹp là AI chuyên biệt, tập trung và do người dùng tạo ra, huấn luyện cho nhiệm vụ cụ thể, cho nhiệm vụ, chức năng định trước. AI diện hẹp giúp mỗi người Việt Nam có một trợ lý ảo" - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh.

Tạo điều kiện phát triển công nghệ AI

Từ góc độ của một đơn vị nghiên cứu, Tiến sĩ Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí nhận định, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho AI và đã từng bước cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ và làm chủ công nghệ AI…

Hệ thống phân loại tự động tích hợp camera AI phục vụ cho ngành logistics

Ví dụ, trong thời gian qua Viện Nghiên cứu Cơ khí đã nghiên cứu và chuyển giao thành công hệ thống phân loại tự động tích hợp camera AI (trí tuệ nhân tạo), phục vụ cho ngành logistics.

Qua quá trình hoạt động thực tế tại Công ty Cổ phần Tiếp vận Thế kỷ cho thấy, hệ thống có thể hoạt động liên tục trên ca làm việc 8 giờ/ngày, ghi nhận năng suất khoảng 7500 sản phẩm/giờ (tương ứng khoảng 60.000 sản phẩm/ngày). Theo tính toán, nếu hoạt động tối đa năng suất thì hệ thống có thể đáp ứng lên tới 70.000 sản phẩm/ngày.

Theo Tiến sĩ Phan Đăng Phong, việc ứng dụng công nghệ AI có tác động mạnh, mang tính đột phá đến sự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mọi mặt đời sống của con người; tạo ra giá trị gia tăng trong các sản phẩm dựa trên hàm lượng trí tuệ trong mọi hoạt động. Công nghệ AI tạo ra những cơ hội cho các quốc gia, các nền kinh tế, các ngành và các tập đoàn có độ sáng tạo cao.

Đặc biệt, việc ứng dụng AI ngày càng đóng vai trò quan trọng và tất yếu trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất với việc ứng dụng công nghệ số hóa, tạo nên một hệ thống sản xuất thông minh hơn, tự ra quyết định trong điều kiện sản xuất phức tạp nhằm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm nhân công và năng lượng. Nhiều nghề nghiệp cũng sẽ bị thay thế dần bởi công nghệ tự động hóa, robot hóa.

Để tạo điều kiện phát triển công nghệ AI, Việt Nam cần có sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp công nghệ, viện nghiên cứu trong nước. Đây chính là nơi sản sinh ra các giải pháp công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời, khuyến khích thử nghiệm các giải pháp công nghệ dựa trên AI vào hoạt động vận hành của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, cần có chính sách đào tạo nhân tài về AI trong nước và thu hút nhân tài người Việt ở nước ngoài về nước làm việc là một điểm đáng chú trọng.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, CEO VinAI cho rằng, cần một chính sách đặc thù về khoa học, công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực AI, phù hợp với tốc độ phát triển rất nhanh của AI trên thế giới; khuyến khích đào tạo cho hiện tại và tương lai; hỗ trợ phát triển cộng đồng AI tại Việt Nam, đặc biệt cộng đồng mã nguồn mở; ưu tiên sử dụng các sản phẩm AI của các doanh nghiệp Việt Nam; có chính sách thu hút đặc biệt với các chuyên gia, nhân lực trình độ cao trong ngành.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Trí tuệ nhân tạo

Tin cùng chuyên mục

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Công bố chương trình khoa học và công nghệ Net Zero: Kỳ vọng tạo ra các giải pháp đột phá

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

VinFast đạt kỷ lục bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024

Tiêu thụ ô tô tháng 11 đạt đỉnh với hơn 44.000 xe bán ra

Tọa đàm: Đổi mới, nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới

Công viên Logistics Viettel sắp khai trương có gì đặc biệt?

Sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 11/2024 cao kỷ lục

Hyundai Santa Fe và Hyundai Accent được vinh danh tại Car Award 2024 của VnExpress

Lý do hai mẫu xe điện Lexus mới nhất lùi giờ 'lên kệ'

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng