Thứ tư 14/05/2025 21:32

Phát triển nghề truyền thống ở Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình có 20.612 cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn, trong đó, số cơ sở làm nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản chiếm 22,3%; số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ chiếm 7,91%, còn lại là các cơ sở xử lý, chế biến nguyên vật liệu. 
Khuyến khích các ngành nghề truyền thống xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù của địa phương

Thời gian gần đây, các địa phương đã khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề như: nuôi ong, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến các món ăn dân tộc, chế biến nông, lâm, thủy sản... góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn của tỉnh đạt trên 1.400 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nhóm dịch vụ xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã, dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,5%, nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây, tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ 19,02%. Nhóm chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản 13,59%. Còn lại là nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Ngành nghề nông thôn đang từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ, truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, phát triển các loại sản phẩm mới có chất lượng cao, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ với định hướng đầu tư và hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh, các ngành nghề, cơ sở sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn: thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng lực sản xuất còn thấp; chất lượng và mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng…

Để khuyến khích phát triển, UBND tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/lần cho các cơ sở nghề; hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và tăng vốn tín dụng ưu đãi, vốn chương trình kích cầu của nhà nước nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cường xuất khẩu. Khuyến khích tập trung liên kết các ngành nghề, làng nghề để tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ; hỗ trợ đào tạo; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù địa phương.

Theo đề án khuyến khích phát triển nghề truyền thống của tỉnh đến năm 2020, cụ thể năm 2015, nhóm nghề chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 14%/năm và 10%/năm cho giai đoạn 2016-2020; các tỷ trọng tương ứng, nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây - tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ đạt 14%/năm và 9,%/năm; nhóm xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn đạt 12%/năm và 8%/năm; nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đạt 31%/năm và 14%/năm.

Năm 2015, Hòa Bình dự kiến đào tạo nghề cho 4 nghìn lao động nông thôn và 5 nghìn lao động cho giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2020, sẽ có 85,3 nghìn lao động đáp ứng nhu cầu lao động nghề nông thôn. Nguồn thị trường xuất khẩu cho sản phẩm ngành nghề khá rộng lớn, tuy nhiên, với các sản phẩm hiện có, tỉnh định hướng vào hàng chất lượng cao, phục vụ các thị trường có giá cả tốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu âu… với các sản phẩm tham gia xuất khẩu như: hàng thổ cẩm, chè shan tuyết, mây - tre đan, thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, sử dụng nguồn tài nguyên gỗ rất lớn và các loại lâm sản sẵn có sẽ phát triển nhu cầu cho các nghề mới phục vụ xuất khẩu, đáp ứng các sản phẩm du nhập như làm đồ gỗ mỹ nghệ, sử dụng vốn nguyên liệu gỗ rừng trồng, ván ghép thanh các loại, than tre, giấy thủ công…

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công