Thứ hai 16/12/2024 21:53

Phát triển logistics - trụ cột kinh tế trọng điểm của Hà Tĩnh

Việc hoạch định chiến lược để phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn không chỉ của tỉnh Hà Tĩnh, mà còn trở thành khu kinh tế trọng điểm tại miền Trung, góp phần giảm chi phí logistics của cả khu vực đây sẽ là thách thức không nhỏ với tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đó, vào cuối tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỷ lệ 1/500. Theo đồ án được phê duyệt, trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng có quy mô diện tích lập quy hoạch 133,32ha nằm trên địa bàn xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh), với mục tiêu hình thành trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng có tầm cỡ khu vực và quốc tế, phục vụ các hoạt động logistics trong tỉnh, khu vực và quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Đây cũng là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng cũng như thúc đẩy hoạt động và phát triển cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương, góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh...

Đại diện Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) cho biết, hiện nay dịch vụ logistics tại Hà Tĩnh đang rất yếu, cảng Vũng Áng tiếp nhận được tàu 45.000 DWT nhưng không có dịch vụ làm hàng container. Do đó, việc phát triển dịch vụ logistics sau cảng biển là vô cùng cần thiết.

Một góc cảng kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh)

Trong đề án "Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030”, mới đây được UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, với mong muốn đây sẽ là trung tâm gắn với hành lang kinh tế đường 8, 12A và duyên hải Bắc Trung bộ theo Quyết định 1012 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của quy hoạch là hình thành một trung tâm logistics phía sau cảng Vũng Áng, tạo thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng kết nối cảng Vũng Áng với vùng hậu phương, thu hút các doanh nghiệp logistics vào hoạt động, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Với dự toán tổng kinh phí khảo sát địa hình, lập đồ án quy hoạch chi tiết Trung tâm Logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương hơn 3,18 tỷ đồng. Trong đó, chi phí quy hoạch hơn 2,2 tỷ đồng, chi phí khảo sát địa hình hơn 976,2 triệu đồng. Trung tâm logistics và dịch vụ hậu cần cảng Vũng Áng khi được hình thành sẽ phục vụ toàn bộ cụm cảng Vũng Áng bao gồm 11 cụm cảng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, cho thuê đất hoặc nhà kho tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp logistics, đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ hàng container.

Theo ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh, khi hoàn thiện, trung tâm Logistics Vũng Áng có chức năng lưu giữ, xử lý, trung chuyển hàng hóa; cung ứng vỏ container; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, vỏ container; lắp ráp, đóng gói bao bì, dán nhãn; quản lý đơn hàng; thủ tục chứng từ, môi giới hải quan, đại lý vận tải; cung ứng nhân lực; dịch vụ tài chính, thương mại; cung ứng điện, nước, viễn thông, xăng dầu… dự kiến đầu tư cho trung tâm logistics và dịch vụ hậu cảng Vũng Áng chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 đến năm 2025, giai đoạn 2 từ 2025 - 2035 và giai đoạn 3 là sau năm 2035.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - cho biết, dịch vụ cảng biển và logistics là một trong 4 trụ cột phát triển kinh tế trọng điểm của Hà Tĩnh trong thời gian tới. Đây sẽ là trung tâm logistics không chỉ phục vụ trong phạm vi Hà Tĩnh, khu vực miền Trung mà còn kết nối với hành lang kinh tế Đông - Tây và phục vụ các hoạt động giao thương quốc tế. "Đây cũng là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng cũng như thúc đẩy hoạt động và phát triển cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương, góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh…", ông Lĩnh nói.

Theo đồ án được phê duyệt, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hình thành trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng có tầm cỡ khu vực và quốc tế, phục vụ các hoạt động logistics trong tỉnh, khu vực và quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế. Đây cũng là cơ sở để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, quản lý, kinh doanh, khai thác trung tâm logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng cũng như thúc đẩy hoạt động và phát triển cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương, góp phần phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh, hỗ trợ các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ khác của tỉnh phát triển.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Tĩnh, trong giai đoạn hiện nay, Khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Đối với các nước trong khu vực, từ cảng Vũng Áng theo tuyến hàng hải quốc tế rất thuận lợi đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, châu Âu và các nước khác trên thế giới; là cửa ngõ ngắn nhất thông ra các hải cảng quốc tế của khu vực miền Trung Việt Nam, Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Hướng phát triển cảng Vũng Áng tầm nhìn đến năm 2050

Cảng Vũng Áng sẽ là khu bến tổng hợp, container, có bến chuyên dùng; xây dựng hoàn thành 11 bến tổng hợp, container tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp 3-5 vạn DWT, tàu chở container 4.000 TEU; 4 bến chuyên dụng nhập than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, 2. Tiếp nhận tàu 3 - 10 vạn DWT và 1 bến chuyên dụng cho sản phẩm xăng dầu, khí hóa lỏng.

Tiếp đến có thể đảm bảo năng lực nhận tàu chở hàng tải trọng đến 50.000 DWT; năng lực thông qua dự kiến khoảng 18,5 triệu tấn/năm vào năm 2020; khoảng 29,7 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Mộc Miên

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới

TP. Hồ Chí Minh: Xe điện 3 bánh bị cấm lưu thông nhưng vẫn bán tràn lan

8 nhiệm vụ trọng tâm để Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá

Thanh Hóa: Chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư về các dự án trọng điểm chậm tiến độ

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Quyết liệt khắc phục những nội dung theo kết luận thanh tra ở Lâm Bình

Quảng Bình: Tập trung hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở khu kinh tế, khu công nghiệp

Sân vận động Thanh Hóa là sân duy nhất trong cả nước để khán giả phải ngồi trên nền bê tông

Hà Nội thống nhất giảm 5 sở, sáp nhập 4 cơ quan báo chí

Đà Nẵng: Khi nào 2 dự án nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động?

Năm 2025, Nam Định đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10%

Sắp diễn ra Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ năm 2024

TP. Cần Thơ: Sau tinh giản bộ máy, cán bộ dôi dư được hỗ trợ như thế nào?

Quảng Ninh: Gần 4 năm triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU góp phần đem lại diện mạo mới cho 'đất mỏ'

Thanh Hóa: Huyện Thạch Thành sắp có thêm mỏ đất rộng 13ha

Chợ An Đông - 'thủ phủ' thời trang tại TP. Hồ Chí Minh vắng khách dịp cuối năm

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024