Thứ ba 05/11/2024 20:26

Phát triển kinh tế rừng: Cần một tư duy mở hơn

Rừng và môi trường rừng là hệ sinh thái mở. Phát triển hệ sinh thái rừng, kinh tế rừng cần phải thay đổi cách tiếp cận.

Đây là thông tin được ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra tại Tọa đàm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế vùng đệm các khu rừng đặc dụng Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức sáng 29/7.

Đang có sự xung đột sâu sắc giữa các mục tiêu lớn

Là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, hiện toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 1 triệu ha rừng, độ che phủ rừng năm 2022 là 58,36%.

Đặc biệt, Nghệ An có Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây, được UNESCO công nhận vào năm 2007. Đây là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới trên cạn lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, với tổng diện tích gần 1,3 triệu ha, phạm vi thuộc địa giới hành chính của 9 huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An.

Toàn cảnh tọa đàm

Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Văn Thông, các vườn quốc gia với sự đa dạng và độc đáo về hệ sinh thái là vốn quý. Nhưng với sự phát triển của đời sống xã hội thì ngày càng chịu tác động, thậm chí đe dọa nghiêm trọng tới mức hệ sinh thái tự nhiên có thể mất đi chức năng nuôi dưỡng điều hòa, cân bằng sự sống của muôn loài, trong đó có loài người.

Vùng đệm của các vườn quốc gia có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái quý giá. Vùng đệm cũng là vùng sinh thái của động đồng dân cư, người đã gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, rừng và đây cũng là nguồn sống của họ.

“Chúng ta đang có sự xung đột sâu sắc giữa các mục tiêu lớn. Đó là phát triển xã hội với bảo vệ tự nhiên; phải chăm lo đời sống của người dân trên địa bàn với việc đảm bảo ổn định lâu dài trong khu vực; trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung là thiên nhiên với công bằng xã hội dân cư ở các vùng miền khác nhau. Để duy trì cân bằng giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế là thách thức lớn rất khó khăn phải trải qua”, ông Nguyễn Văn Thông nhận định

Ông Nguyễn Văn Thông cũng đề xuất cần xây dựng những mô hình phát triển kinh tế mang tính bền vững, tập trung vào việc bảo vệ và khai thác có trách nhiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cho cộng đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham gia và đóng góp tích cực vào việc bảo tồn môi trường.

Ngoài ra, việc tăng cường nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên cũng là một mục tiêu quan trọng. Chúng ta tạo ra những chiến dịch giáo dục môi trường, kêu gọi mọi người tham gia vào việc bảo vệ thiên nhiên và đóng góp vào phát triển bền vững.

Cần một tư duy mở hơn

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm một số sáng kiến phát triển du lịch sinh thái và sinh kế vùng đệm các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ thúc đẩy vai trò của cộng đồng địa phương phối hợp tham gia công tác bảo vệ rừng, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Vườn Quốc gia Pù Mát; lâm nghiệp du lịch – một số góc nhìn.

Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp phát biểu tại Tọa đàm

Ở góc độ của cơ quan quản lý, ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho hay, hiện rừng tự trồng chiếm 31%; rừng tự nhiên chiếm 69%, khoảng 25 triệu người dân sống phụ thuộc vào rừng. Giá trị của hệ sinh thái rừng Việt Nam bao gồm: Cung cấp nguyên liệu, cung cấp lâm sản ngoài gỗ, du lịch, dịch vụ môi trường rừng, hấp thụ và lưu giữ các bon rừng.

Nói về những khó khăn trong phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, ông Trần Quang Bảo cho hay, hiện chúng ta vẫn đang thiếu quy hoạch vùng trồng gỗ lớn tập trung; năng suất, chất lượng chưa cao; chưa có điều tra, đánh giá; tổ chức sản xuất theo chuỗi; hướng dẫn kỹ thuật; rào cản thể chế; khoảng trống trong quy định quản lý xây dựng công trình trong rừng; chưa có quy định về sở hữu, đo đếm carbon rừng; chưa có thí điểm ngoài vùng Bắc Trung bộ; mức thu còn chưa tương xứng với giá trị mang lại; còn thiếu đối tượng; chưa có điều tra, đánh giá mô hình toàn quốc; chính sách thúc đẩy hợp tác còn một số rào cản.

Để giải quyết tổng thể các nhiệm vụ, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng “Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2023 làm cơ sở triển khai thực hiện.

Việc xây dựng Đề án dựa trên quan điểm phát huy giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng theo vùng, đảm bảo hài hòa lợi ích về kinh tế - xã hội – môi trường, chú trọng nâng cao thu nhập người làm nghề rừng; tổ chức sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo thêm việc làm mới; khai thác các giá trị hệ sinh thái rừng gắn với tri thức bản địa và lợi thế cảnh quan; xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, trong đó, đặt người dân là trung tâm trong phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

Đề án cũng đặt ra các giải pháp bao gồm: Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn cung nguyên liệu gỗ bền vững cho ngành công nghiệp chế biến; thúc đẩy phát triển lâm sản ngoài gỗ và dược liệu dưới tán rừng; phát triển lâm sản ngoài gỗ và dược liệu sẽ là hướng đi mới mang tính đột phá; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Phát triển du lịch tạo việc làm cho người dân bản địa; duy trì, phát triển văn hóa truyền thống và niềm tự hào về không gian sống;

Phát triển dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon. Trong đó, kết quả giảm phát thải tiềm năng từ các bon rừng hàng năm có thể đạt khoảng 40 triệu tấn CO2, tương ứng khoảng 4.000 tỷ đồng/năm. Giúp người dân gắn bó với rừng; dịch vụ môi trường rừng góp phần nâng cao nguồn tài chính bền vững cho người làm nghề rừng; phát triển sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trồng rừng. Dự kiến Đề án sẽ hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý III/2023.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và đoàn công tác đã đến thăm quan các hoạt động du lịch tại thác Khe Kèm thuộc Vườn quốc gia Pù Mát

Phát biểu tại Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, lâu nay chúng ta tiếp cận rừng dưới góc độ lâm sinh, lâm nghiệp mà chưa tiếp cận theo giá trị đa dụng của hệ sinh thái. Đã đến lúc chúng ta nhìn rừng ở tính đa dụng, đa chức năng, đa văn hóa.

Hiện, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề án không chỉ mang tính chất kỹ thuật lâm nghiệp, lâm sinh mà còn mang tính chất xã hội, nhân văn, con người.

Tầm nhìn mới thúc giục yêu cầu điều chỉnh, thay đổi thể chế. Rào cản pháp lý ít nhiều giới hạn không gian phát triển. Ngày nay, phát triển không chỉ dựa vào đơn hàng, đơn lĩnh vực mà hướng tới tích hợp đa ngành, đa chức năng để đạt được mục tiêu đa giá trị. “Rừng và môi trường là hệ sinh thái mở. Phát triển hệ sinh thái rừng, kinh tế rừng cần phải thay đổi cách tiếp cận”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Câu thần chú: “Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng” hứa hẹn mở ra kho báu từ rừng. Và kho báu lớn nhất không chỉ là nguồn lợi, là tài nguyên mà hơn hết chính là tư duy mở: Cùng trân trọng, nâng niu, vun đắp từng giá trị của rừng, để rừng mãi lên xanh, tỏa bóng mát cho thế hệ mai sau.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải về giữ nguyên dự thảo quy định cấp tướng nghỉ hưu ở tuổi 60

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Đề nghị hoàn thiện hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị trước ngày 8/11

Loạn thầy bói, cô đồng online: Chiêu trò cũ, nạn nhân mới

Bộ Công Thương ra Công điện ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn tại khu vực miền Trung

Quy định mới về thời gian thí điểm cho người Việt vào chơi tại điểm kinh doanh casino

7.200 người được hỗ trợ giảm ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn

Dự báo thời tiết ngày mai 6/11/2024: Hà Tĩnh đến Bình Định tiếp tục mưa lớn trên 300mm

Quảng Bình: Di dời 38 hộ dân khẩn cấp trước nguy cơ sạt lở đất

Lai Châu: 20 cháu nhỏ ở huyện Tam Đường nhập viện, nghi do ăn nhầm thuốc diệt chuột

Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một khu vực miền Trung năm học 2024 – 2025

Nhiều người bất lực nhìn nhà mới mua gần 5 tỷ ở Hà Nội bị sập

Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu từ tháng 12/2024

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm người phát ngôn Bộ Thông tin và Truyền thông

Hội thảo “Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề”

Khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Power 6/55 hơn 148 tỷ đồng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Cánh chim đầu đàn của ngành y tế Hải Phòng

Bộ Công an gửi thư khen Công an tỉnh Sơn La triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy

Hà Nội: Hàng xóm đào móng, nhà 3 tầng đổ sập, thêm nhà khác lún nghiêng