Chủ nhật 24/11/2024 07:47

Phát triển giao thông, điện lực TP. Hồ Chí Minh: Thách thức từ giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực giao thông vận tải và điện lực vào năm 2050, TP. Hồ Chí Minh đã có những bước chuẩn bị cụ thể.

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Lê Ngọc Ánh Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam - ASEAN.

Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông và điện lực, TP. Hồ Chí Minh gặp những thách thức gì, thưa ông?

Ông Lê Ngọc Ánh Minh

Chính phủ Việt Nam đã cam kết đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng 0. Như vậy, chỉ còn 27 năm, chưa đầy 3 thập kỷ để Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng chuyển đổi từ “phát thải cao” sang “không phát thải”, đây là thách thức rất lớn.

Tại Diễn đàn Kinh tế lần 4 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng, lãnh đạo thành phố nên ưu tiên dùng ôtô điện. Đây có lẽ là phát biểu đáng hoan nghênh nhất, chúng ta có thể hình dung rằng, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 6 - 7 triệu lít xăng/ngày, tương đương phát thải hơn 14 nghìn tấn CO2/ngày, phát thải hơn 5 triệu tấn CO2/năm (1 lít xăng thải ra hơn 2kg CO2).

Hiện, TP. Hồ Chí Minh có đến 8,7 triệu phương tiện xe máy, trong đó, gần 1 triệu ôtô và số còn lại là xe gắn máy. Mỗi ngày, lượng xe đăng ký mới lên đến cả nghìn chiếc. Như vậy, thành phố có mức phát thải năm sau cao hơn năm trước. Điều đó đi ngược hướng với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Về ngành điện, thống kê cho thấy, một ngày cao điểm, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 90 triệu kWh điện, tức thải ra hơn 35 nghìn tấn CO2, thải ra gần 13 triệu tấn CO2/năm (1 kWh điện thải ra 0,393kg CO2) vì hầu hết nguồn điện cung cấp cho thành phố đến từ nguồn phát điện nhiên liệu hóa thạch. Để chuyển đổi lượng lớn phương tiện giao thông và lượng điện sản xuất “phát thải cao” sang “không phát thải” là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân.

Ngành điện lực và giao thông vận tải tăng trưởng xanh như thế nào khi thành phố ô nhiễm khí thải nhiều hơn, thưa ông?

Thành phố cần xây dựng chính sách cho giao thông vận tải không phát thải. Có thể cụ thể hóa thành quy định theo chu kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm tới, quy định tỷ lệ phần trăm của lượng xe máy và ôtô điện, ôtô động cơ điện hydro sẽ tăng dần lên. Điều đó không có nghĩa là nhà vận tải và người tiêu dùng phải hoàn toàn loại bỏ xe máy, ôtô động cơ nhiên liệu hóa thạch mà thành phố có thể tạo cơ chế ưu đãi; khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển và chuyên gia công nghệ nghiên cứu để tích hợp công nghệ điện mặt trời sử dụng chạy xe buýt, ứng dụng phối trộn hydrogen vào động cơ xăng để tiến tới loại bỏ hẳn xăng dầu và chỉ đốt hydrogen.

Việc khuyến khích khai thác sử dụng xe điện và xe pin nhiên liệu hydrogen (FCEV), cần thực hiện song song với nghiên cứu nâng cấp xe nhiên liệu hóa thạch truyền thống để trở thành không phát thải. Cách làm này sẽ làm giảm áp lực chi ngân sách lớn để trợ cấp, ưu đãi cho xe thuần điện hoặc thuần pin nhiên liệu hydro mà nguồn lực rất lớn các nhà sản xuất, nhà vận tải và người dân đã đầu tư vào xe động cơ đốt trong thông thường vẫn được phát huy theo hướng tiến đến không phát thải.

Chúng ta có thể tham khảo cách làm của các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Kawasaki (Nhật Bản). Các thành phố này đã có lộ trình chính sách buộc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đối với tòa nhà xây mới. TP. Hồ Chí Minh có thể bắt tay xây dựng chính sách tương tự thật sớm để giảm phát thải cho ngành điện. Ngoài ra, các tập đoàn lớn quốc tế như: Google, Facebook, Amazon... cam kết đạt net-zero sớm hơn năm 2050 đã chủ động mua nguồn điện sạch hoặc tự đầu tư nguồn điện sạch để sử dụng.

TP. Hồ Chí Minh cần khuyến khích và đặt ra lộ trình tương tự đối với các doanh nghiệp lớn; có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ mua điện sạch. Về cơ bản, ngành điện của thành phố cần có lộ trình cụ thể để giảm phát thải, tiến đến phát thải ròng vào năm 2050 khi đang phát thải quy đổi đến 13 triệu tấn CO2/năm và lượng điện tiêu thụ của thành phố vẫn tăng đều hàng năm theo tăng trưởng kinh tế, điều này đồng nghĩa với việc phát thải tăng thêm mỗi năm. Cùng với đó, thành phố có thể thiết lập các trung tâm điện lực tái tạo quy mô lớn, đàm phán nguồn điện cung ứng là các điện sạch từ nguồn tái tạo cũng như các nhà máy điện đã có lắp đặt hệ thống thu hồi carbon làm giảm phát thải.

Xin cảm ơn ông!

Hường Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Phát thải khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024