Chủ nhật 29/12/2024 22:18

Phát triển đô thị xanh bền vững ở Hà Nội: Bài 1: Báo động tình trạng “lá phổi xanh” bị bức tử

Trong những năm qua, Hà Nội ghi nhận tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Cùng với đó là áp lực từ việc giữ những "lá phổi xanh" của thành phố được đặt ra.

Thế nhưng, thực trạng nhiều diện tích nhiều ao, hồ tự nhiên đã bị “xẻ thịt” để phục vụ mục đích xây dựng, kinh doanh, thậm chí dành chỗ cho cao ốc mọc lên.

Ao hồ đang bị “bức tử” từng ngày

Không khó để thấy trong những năm qua diện tích mặt ao, hồ ở Hà Nội đã giảm đi đáng kể, thậm chí có nhiều “lá phổi xanh” đã bị xóa sổ. Bởi vậy, vấn đề lấn chiếm, lấp ao,hồ luôn là chủ đề nóng trong các cuộc tiếp xúc cử tri, hay những cuộc họp của chính quyền thành phố.

Tình trạng lấp ao, hồ để xây dựng hạ tầng, dự án diễn ra nhiều năm qua tại Hà Nội

Trong bài phát biểu kết luận tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII chiều 2/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có ý kiến chỉ đạo các cấp, các ngành phải quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu - cụm công nghiệp,...

Cũng liên quan vấn đề những “lá phổi xanh” đang từng ngày bị xẻ thịt, mới đây nhất là việc báo chí phản ánh tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép tại khu Đầm Bông (quận Hoàng Mai) rộng khoảng 3,5ha. Ngày 16/12/2022, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký văn bản giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai kiểm tra, xử lý thông tin báo chí nêu và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có). Nói như thế để thấy, chính quyền thành phố đang rất quan tấm đến công tác quản lý, xử lý những vi phạm trong việc bức tử ao, hồ.

Theo khảo sát của phóng viên, trong suốt một thời gian dài, tình trạng lấn chiếm, san lấp ao, hồ xây dựng trái phép diễn ra tại nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố. Thế nhưng, điều lạ là những vi phạm bành trướng đó vẫn “chui lọt lỗ kim” và dễ dàng qua mặt các lực lượng chức năng địa phương. Cũng không thể phủ nhận có trường hợp ao, hồ bị san lấp để phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, thế nhưng, chính quyền sở tại cần tính toán kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất trước khi nghĩ đến việc xóa sổ những “lá phổi xanh” ấy.

Đang kinh doanh buôn bán tại chợ tạm Tư Đình (phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội), bà H. không dấu được những trăn trở của một cử tri khi chứng kiến những “lá phổi xanh” đang ngày bị thu hẹp diện tích.Để có chợ tạm phục vụ nhua cầu dân sinh, chính quyền địa phương đã phải lấp một phần hồ Tư Đình. Dù được xây dựng từ gần 10 năm nhưng người dân vẫn chỉ biết đến đây là chợ tạm Tư Đình.

Điều đáng nói là chợ tạm này kể từ khi đưa vào hoạt động kinh doanh buôn bán thì ít người thuê ki ốt, lượng khách không nhiều. Không những thế, quanh khu vực chợ này còn bị “xẻ thịt” làm bãi trông giữ xe ngày đêm, bất chấp sự phản ứng của người dân địa phương.

Những “lá phổi xanh” bị xẻ thịt thay vào đóchợ tạm phục vụ kinh doanh, bãi trông giữ xe

Người dân nơi đây cho biết, hồ Tư Đình có vai trò quan trọng của khi điều hòa không khí, cũng như cung cấp nguồn tưới tiêu và là nơi thoát nước của cả làng. “Trước đây hồ Tư Đình rất rộng nhưng họ cứ lấp đi. Bây giờ hồ Tư Đình là ao tù, nước đọng, tắc hết đường ống cống để thoát nước”, một cử tri phường Long Biên phản ánh.

Sự bức xúc của những cử tri phường Mộ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng giống như nỗi lòng của bà H, bởi những năm qua hồ Ngòi - Cầu Trại nằm trên địa bàn giáp ranh giữa quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông đang bị “bức tử”. Vị trí hồ này nằm giữa khu chung cư cao cấp Mulberry Lane và khu đô thị Làng Việt kiều châu Âu, có mật độ dân cư rất đông.

Tuy nhiên vài năm trở lại đây, một nửa hồ đã không còn nước. Hai nửa bị ngăn cách bởi một con đường đất và phế thải đang hàng ngày bủa vây một phần của “lá phổi xanh”. Theo thời gian, hàng loạt công trình như nhà cấp 4, quán nước vỉa hè, gara rửa xe,… mọc lên và vẫn ngang nhiên hoạt động kinh doanh. Giờ đây, quang cảnh quanh khu vực hồ Ngòi – Cầu Trại trông nhếch nhác, gây mất mỹ quan đô thị.

Trước thực trạng đáng báo động như vậy, không chỉ người dân đang sinh sống ở Tổ 14, phường Mộ Lao mà còn cả cộng đồng cư dân Mulberry Lane cũng đã nhiều lần gửi đơn đến các cấp chính quyền Hà Nội, đề nghị ngăn chặn những hành vi lấn chiếm và xử lý triệt để các công trình vi phạm.

“Nhiều căn nhà cấp 4 được xây dựng ngay ở mép hồ, còn lòng hồ bị san lấp trồng rau và đổ phế thải, chăn nuôi gà. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh đến phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), phường Mộ Lao (quận Hà Đông) và chính quyền thành phố, nhưng đến giờ khu vực này trông vẫn nhếch nhác, gâyô nhiễm môi trường”, bà Lê Bích Thủy, nguyên Tổ trưởng tổ 14, phường Mộ Lao cho biết.

Trên đây chỉ số ít những ví dụ về tình trạng lấn chiếm, lấp ao, hồ trên địa bàn các quận, huyện của Hà Nội.Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn Thủ đô hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165 ha. Nhiều diện tích ao, hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, tính từ 1990 trở lại đây, tại Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150 ha diện tích mặt nước hồ “bốc hơi”. Những con số biết nói trên đã chỉ ra thực trạng đáng báo động và cấp thiết cần được chính quyền Hà Nội đặc biệt quan tâm, vào cuộc xử lý quyết liệt.

Nhìn nhận một cách khách quan cho thấy, số diện tích ao, hồ mất đi này được xác định một phần do đô thị hóa, cùng với đó chính là sự buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở một số địa phương. Và hơn hết, ý thức của mỗi người dân chưa cao trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thành phố đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm, lấp ao hồ để xây dựng, làm hàng quán kinh doanh, đổ phế thải… Hệ quả là vai trò của “lá phổi xanh” điều hòa của thành phố cũng vì thế mà bị suy giảm.

Vai trò đặc biệt quan trọng của “lá phổi xanh”

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và hiệu ứng nhà kính ngày một gia tăng, ao hồ cùng với hệ thống cây xanh quanh hồ được ví như “lá phổi xanh” giúp làm mát, thanh lọc không khí, giảm bụi, giảm tiếng ồn, giảm bức xạ của mặt trời… Những “lá phổi xanh” ở đô thị Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng trong tạo lập môi trường sống, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Các chuyên gia về môi trường nhận định, quá trình đô thị hóa đang khiến cho diện tích ao, hồ ở Thủ đô dần bị thu hẹp, làm mất đi những giá trị tự nhiên và giá trị phục vụ đời sống cộng đồng mà các ao hồ mang lại.Cùng với đó, diện tích, số lượng ao hồ bị thu hẹp sẽ gây ra hệ lụy như ngập lụt, không khí môi trường, sinh thái bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống của cư dân bị giảm sút. Ví dụ tình trạng ngập lụt ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó, các ao hồ chính là những “túi trữ nước” sẽ giảm thiểu được nguy cơ ngập úng.

Hồ Bà Đồ (quận Long Biên) có nguy cơ bị san lấp để đấu giá, xây dựng nhà ở

Do đó, việc đánh đổi san lấp ao, hồ để phát triển đô thị là một “bài toán” mà Hà Nội cần cân nhắc. Như đã phân tích ở trên, hậu quả của việc xẻ thịt những “lá phổi xanh” là điều mà chúng ta không thể phủ nhận.Mặc dù chính quyền thành phố đã nỗ lực cải tạo, nạo vét ao hồ, nâng cao chất lượng nước nhưng tình trạng tái vi phạm lấn chiếm và ô nhiễm vẫn diễn ra.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, tình trạng san lấp ao hồ, lấn sông, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đang diễn ra ngày càng phổ biến, phức tạp và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc này uy hiếp đến sự ổn định, an toàn, khiến các nguồn nước ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt, giảm khả năng cấp nước dân sinh.

Trao đổi về thực trạng bức bối nêu trên, PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) cho biết, một đô thị có nhiều hồ thì chức năng điều tiết nước sẽ vô cùng tốt, khi mưa lớn, gặp thời tiết bất lợi ao hồ sẽ tạo ra những kho chứa nước tự nhiên. Bên cạnh đó, đô thị văn minh, điều kiện sống tốt thì chắc chắn có nhiều ao hồ sẽ điều hòa không khí được tốt hơn.

Như chúng ta đã thấy, quỹ đất ở các thành phố lớn đang rất quý, vấn đề san lấp càng nhiều hồ để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị sẽ gặp trở ngại từ nhiều phía. Hồ điều hòa bị san lấp để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây chung cư hay các công trình giao thông vận tải, thì nó sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường và ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của người dân.Do đó, việc đảm bảo diện tích ao, hồ của Thủ đô không bị sụt giảm là rất quan trọng. Đây không chỉ là câu chuyện của chính quyền các cấp mà còn là trách nhiệm của cộng đồng.

Trước thực trạng này, nhiều cử tri kiến nghị lãnh đạo thành phố cần có những chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc giữ những “lá phổi xanh” và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, không phạt cho tồn tại hay “hợp thức hóa” vi phạm. Bên cạnh đó, cần quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra vi phạm kéo dài. Đặc biệt là triệt tiêu được những nguy cơ nảy sinh tình trạng lấn chiếm ao, hồ và xây dựng trái phép xảy ra.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 28/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Dự báo thời tiết biển hôm nay 25/12/2024: Giữa và Nam Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 25/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Nam Bộ và Tây Nguyên nắng gián đoạn

Bão số 10 di chuyển chậm, gây mưa lớn cho Nam Bộ

Dự báo đường đi của bão số 10, sau suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Dự báo thời tiết biển hôm nay 24/12/2024: Tây Bắc quần đảo Trường Sa có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 24/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, Trung Bộ mưa lớn cục bộ

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão số 10

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/12/2024: Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh