Thứ năm 28/11/2024 10:08

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Hiện thực hóa cơ hội

Với quy mô thị trường lớn cùng tốc độ tăng trưởng ấn tượng, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong ngành điện tử.

Theo các chuyên gia kinh tế, để phát triển CNHT cho một ngành, lĩnh vực nào đó thì yếu tố quan trọng nhất là quy mô thị trường của ngành đó phải đủ lớn. Với ngành điện tử của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vịnh – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cho rằng: Quy mô thị trường ngành điện tử của Việt Nam không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới, do đó, Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển CNHT trong ngành này.

Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19 nhưng ngành điện tử vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định

Trong 6 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam có sự tham gia của cả mặt hàng điện thoại và linh kiện, điện tử, máy tính và linh kiện. Trong đó, điện thoại và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Cụ thể, nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm tới 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay.

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện ở Việt Nam đạt 51,2 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Còn mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 15,8%.

10 tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn đạt 41,16 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020; điện thoại các loại và linh kiện đạt 46,22 tỷ USD, tăng 9,6%.

Thị trường xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam cũng liên tục được mở rộng, hiện Việt Nam đã xuất khẩu điện thoại sang 50 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường hàng đầu, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, UAE, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, ASEAN…

Đặc biệt, với sự xuất hiện của các tập đoàn toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực điện tử, điện thoại như: LG, Samsung… Đồng thời, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Đây cũng chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng linh, phụ kiện cho các tập đoàn toàn cầu.

Những con số trên là minh chứng rõ nét cho vị thế của ngành điện tử trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia phát triển CNHT cho ngành điện tử, điện thoại, linh kiện. Tuy nhiên, cái khó cho doanh nghiệp trong nước là vòng đời của sản phẩm điện tử, điện thoại rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 năm, nên doanh nghiệp nhỏ trong nước gặp khó khăn về vốn để đầu tư dây chuyền, công nghệ liên tục nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước và các cơ quan chức năng.

Để “gỡ khó” cho doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia vào chuỗi cung ứng ngành điện tử của các tập đoàn lớn, rất cần các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn và những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất…

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu