Chủ nhật 29/12/2024 18:05

Phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn 2045, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 phấn đấu du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Tại phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Quy hoạch hệ thống du lịch là cơ sở quan trọng để khắc phục tồn tại, hạn chế, yếu kém, đồng thời tạo đột phá cho ngành du lịch đi trước một bước trong thực hiện chuyển đổi xanh cho các ngành kinh tế.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Quy hoạch dựa trên một số quan điểm là: Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP; phát triển du lịch quốc tế đồng thời với tăng cường khai thác có hiệu quả du lịch nội địa; phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế quốc gia; gắn du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc, chuyển đổi số…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo đó, sẽ phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13-15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4-5%/năm. Đóng góp của du lịch trong GDP đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 10-11% GDP; tạo ra khoảng 6,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,2 triệu việc làm trực tiếp.

Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2045, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương; dự kiến đón 70 triệu khách quốc tế, 260 triệu khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 7.245 nghìn tỷ đồng; đóng góp 12-13% GDP.

Quy hoạch cũng hướng đến các dòng sản phẩm chính là du lịch biển, giá trị văn hóa vùng miền, du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch gắn với trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội và các loại hình du lịch mới... Trong đó, định hướng phát triển không gian du lịch gồm 6 vùng, 2 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch, 9 trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia.

Mặc dù Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã định hình rõ mục tiêu chiến lược cho ngành du lịch trong những năm tới, song, các chuyên gia cho rằng, du lịch Việt Nam còn nhiều bất cập như kết quả tăng trưởng về số lượng khách quốc tế và nội địa trong các kịch bản cùng với tốc độ, tỉ lệ tăng trưởng của du lịch chưa có sức thuyết phục cao; chưa chỉ rõ tính khả thi, hiệu lực của cơ chế kết nối liên vùng, liên tỉnh, liên ngành...

Ngành du lịch đặt mục tiêu đến năm 2045, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến nổi bật toàn cầu.

Theo đó, để du lịch thực sự bứt phá, tại phiên họp, các chuyên gia đã gợi mở về giải pháp từ việc làm rõ khâu đột phá, tạo ra sự khác biệt của du lịch hiện nay với xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chất lượng nguồn nhân lực cho du lịch...

Cụ thể, TS. Trần Đình Thiên gợi ý, quy hoạch phải cập nhật, đánh giá tác động của kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, thông minh… đến định hướng phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên trong cấu trúc phát triển mới.

Để phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: "Quy hoạch cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, mang tính thách thức để có những giải pháp, điểm nhấn đột phá".

Đối với việc tổ chức không gian du lịch, Phó Thủ tướng cho rằng, cần mở rộng mô hình kết nối du lịch "một con đường, nhiều điểm đến" theo địa lý vùng, miền sang các chuỗi sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ lẫn nhau từ vùng núi đến miền biển, từ các di sản, di tích văn hoá, lịch sử.

Phó Thủ tướng cũng gợi mở hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; tiêu chí của các trung tâm du lịch quốc gia; chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của ngành du lịch; dự báo nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực du lịch; thúc đẩy chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách, đổi mới phương thức quản trị; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực đầu tư, đất đai, tài chính, kết nối liên ngành, liên vùng,…

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Sản phẩm du lịch

Tin cùng chuyên mục

DIFF 2025 mang thông điệp Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới

Năm 2025: Việt Nam phấn đấu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Khai trương tàu La Reine tại Đà Lạt: Trải nghiệm du lịch đặc sắc và thú vị

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Du lịch 6 tỉnh khu vực miền Trung thu hút gần 20 triệu lượt khách trong năm 2024

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024