Thứ tư 14/05/2025 09:43

Phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng qua tuyển cộng tác viên

Ngoài lừa đảo tuyển cộng tác viên qua mạng, đường dây lừa đảo còn lập tài khoản trên website Corona đặt cược đánh bạc “tài xỉu” để được hưởng hoa hồng.

Chiều 12/3, Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, vừa phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia.

Trong số 23 đối tượng bị cơ quan công an bắt giữ, qua điều tra xác định, đối tượng cầm đầu ở Việt Nam là Nguyễn Hoàng Sang (SN 2001), Lê Trường Thịnh (SN 1997), cùng ở Tây Ninh.

Hai đối tượng Sang và Thịnh bị công an bắt.

Đây là nhóm tội phạm với thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo thông qua hình thức tuyển cộng tác viên làm việc online trên Internet, rồi dụ dỗ họ chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng để đặt mua đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử giả mạo như Shopee, Lazada...

Ngoài lừa đảo tuyển cộng tác viên qua mạng, nhóm này thường xuyên lập tài khoản trên website Corona đặt cược đánh bạc “tài xỉu” để được hưởng hoa hồng.

Đầu tháng 1/2023, bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan công an xác định Sang, Thịnh cùng nhóm đối tượng câu kết với "Lùn" và "Trắng" (chưa rõ nhân thân, người Trung Quốc) thành lập công ty trá hình, đặt trụ sở tại nước ngoài tổ chức sử dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều công dân Việt Nam.

"Lùn" và "Trắng" đã tuyển gần 100 người Việt Nam, đưa sang Campuchia làm việc bằng hình thức thông qua các trang mạng xã hội, đăng bài viết với nội dung hứa hẹn mức lương cao, đãi ngộ hấp dẫn để tuyển hoặc khuyến khích các nhân viên lôi kéo thêm bạn bè, người thân sang Campuchia cùng làm việc.

Sau đó , "Lùn" và "Trắng" cho các đối tượng hưởng hoa hồng trên tổng số tiền lừa chiếm đoạt của các nạn nhân.

Sang và Thịnh trực tiếp giao việc cho các đối tượng gọi điện, nhắn tin qua mạng xã hội Facebook để dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân tham gia theo dõi, bấm yêu thích (còn gọi là "thả tim") trên ứng dụng TikTok, mạng Facebook. Các đối tượng hướng dẫn nạn nhân liên hệ qua ứng dụng Telegram gặp "chuyên gia" lừa chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng của chúng.

Khi nạn nhân dính "bẫy" đã chuyển tiền thì sẽ càng bị nhấn sâu với lợi nhuận chúng đưa ra. Đến khi đạt số tiền nhất định, nhóm lừa đảo liền chặn liên lạc, xóa tài khoản và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi trên, cộng với lòng tham hay làm giàu nhanh của các nạn nhân, nên các đối tượng đã lừa đảo hàng nghìn người Việt Nam, chiếm đoạt số tiền ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

An Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công an

Tin cùng chuyên mục

Bắt 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm nhận hối lộ, tiếp tay cho sữa giả

Công ty Cơ khí – Thương mại và Xây dựng Hải Phòng bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Công ty chế biến khoáng sản An Vinh

Bắc Giang: Hai doanh nghiệp bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn

Công an Hải Phòng xử lý vụ rao bán giấy mời Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025

Hải quan Khu vực II 'bóc trần' thủ đoạn vận chuyển ma tuý

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 4 doanh nghiệp tại Hà Giang

Tạm hoãn xuất cảnh 5 đại diện doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do nợ thuế

Đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Độ Quý tại Thanh Hóa

Buộc di dời Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai và Tân Đông Dương

Tạm hoãn xuất cảnh 4 đại diện doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Vật liệu Xây dựng Phúc Lộc Thọ tại Bạc Liêu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty thủy điện Hua Chăng tại Lai Châu

Quảng Ninh: Ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo học sinh qua mạng xã hội

Quảng Ninh: Bắt tiếp 3 đối tượng trong chuyên án liên quan đến Bùi Đình Khánh

Kỳ 1: Biệt thự bên cạnh cụm công nghiệp ô nhiễm ở Bắc Ninh

Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo trúng tuyển học bổng du học

Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo, dưới hình thức cá cược 'Cắt đá tìm ngọc'

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn