Thứ tư 20/11/2024 14:20

ODA có còn là vốn rẻ?

Hàng loạt dự án vay vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) sử dụng kém hiệu quả, bị điều chỉnh tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, bộc lộ nhiều hạn chế.

Bộc lộ hạn chế

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tổng vốn nước ngoài Việt Nam ký kết vay giai đoạn 2016 - 2017 đạt 9.198 triệu USD; trong đó, vốn vay ODA 6.781 triệu USD, vay ưu đãi 2.200 triệu USD, viện trợ không hoàn lại 216,8 triệu USD. Lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thường từ 25 - 40 năm và thời gian ân hạn hợp lý (từ 5 -10 năm), vốn ODA đã giúp Việt Nam tiếp cận với nguồn kỹ thuật tài chính quan trọng, giúp chuyển giao tri thức, đổi mới, sáng tạo và là đòn bẩy, chất xúc tác huy động nguồn vốn khác, đặc biệt nguồn vốn trong nước.

Ưu tiên sử dụng vốn trong các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững

Trong báo cáo Định hướng thu hút, quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2025 trình Thủ tướng, Bộ KH&ĐT đã cảnh báo, vốn vay ODA bắt đầu bộc lộ hạn chế như lãi suất xu hướng tăng dần. Nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ, có thể rơi vào bẫy "ODA và vay ưu đãi" khi lãi suất vay và phí thu xếp vốn cao hơn so với mức lãi suất vay thương mại trên thị trường vốn trong nước.

Thực tế, ngay cả Nhật Bản - quốc gia ưu ái vốn ODA cho Việt Nam nhất - cũng ngày càng cấp vốn đắt và điều kiện khắt khe. Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về việc thẩm định các dự án vay Nhật Bản tài khóa 2018 nêu rõ, từ ngày 1/10/2017, lãi suất vay thông thường của nước này cho Việt Nam tăng từ 1,2%/năm lên 1,5%/năm, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với khoản vay trong một số lĩnh vực tăng từ 0,3%/năm lên 1%/năm. Cùng với đó, phía Nhật yêu cầu mức lương để lập dự toán các dự án vay vốn tài khóa 2018 khoảng 30.000 USD/tháng/người, chưa kể các khoản phụ cấp. Mức này cao hơn 20 - 25% so với mức lương tư vấn nước ngoài bình quân trong các dự án vay vốn ODA...

Chuẩn bị chiến lược rút lui

Trong báo cáo trình Thủ tướng, để thu hút, sử dụng vốn vay ODA giai đoạn tới, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Chính phủ có quan điểm chỉ đạo thu hút và sử dụng vốn vay nước ngoài cho phát triển giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, chỉ cung ứng vốn ODA cho chương trình, dự án cần thiết kế với quy mô đủ lớn để phát huy hiệu quả tối đa, tác động lan tỏa mạnh, đáp ứng như cầu phát triển và tích cực đàm phán để tranh thủ tối đa các điều kiện ưu đãi.

Trong định hướng mới về thu hút và sử dụng vốn vay nước ngoài, Bộ KH&ĐT đề xuất, vốn vay ODA và vay ưu đãi chỉ nên chiếm 30 - 50% tổng mức đầu tư dự án, đóng vai trò vốn mồi, chất xúc tác cho nguồn vốn khác. Ưu tiên sử dụng trong các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn… "Việt Nam cần chuẩn bị cho chiến lược rút lui. Vốn ODA chỉ là kênh huy động ngoại tệ tạm thời. Về lâu dài, chúng ta cần có chiến lược để tiếp cận các yếu tố mà không cần ODA, tập trung xây dựng thị trường vốn trong nước, tiếp cận thị trường vốn nước ngoài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước để tiệm cận dần đến trình độ quốc tế" - Bộ KH&ĐT kiến nghị.

Đến nay, Việt Nam đã ký 84 tỷ USD vốn ODA, dư nợ nước ngoài Chính phủ đến năm 2017 là 45,8 tỷ USD, khoảng 20,52% GDP và tỷ lệ ODA giải ngân/nợ nước ngoài Chính phủ chiếm 7,9%, đòi hỏi phải sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả hơn.
Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng kỳ vọng tăng tốc dịp cuối năm

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Manulife nâng cấp sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về bảo hiểm sức khỏe