Chủ nhật 24/11/2024 19:54

Nửa cuối tháng 3, cán cân thương mại thặng dư 1,97 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa cuối tháng 3/2023 (16/3-31/3), cán cân thương mại hàng hóa của cả nước đã xuất siêu 1,97 tỷ USD.

Cụ thể, trong nửa cuối tháng 3, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 30,78 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế hết tháng 3/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 153,78 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 79,3 tỷ USD, nhập khẩu đạt 74,48 tỷ USD; xuất siêu 4,82 tỷ USD hàng hóa.

Nửa cuối tháng 3/2023, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 16,38 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất siêu là điểm sáng của nền kinh tế trong quý I

Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên với tổng kim ngạch đạt 8,5 tỷ USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 3 của Việt Nam. Bao gồm, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng; hàng dệt may...

Trong số các mặt hàng xuất chính, có tới 34/45 mặt hàng xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng âm.

Ở chiều ngược lại, nửa cuối tháng 3/2023, Việt Nam nhập khẩu 14,4 tỷ USD hàng hóa, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1,97 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do tình hình chung của nền kinh tế thế giới. Bộ Công Thương dự báo thời gian tới, sức mua vẫn hồi phục chậm, sản xuất vẫn sẽ khó khăn do thiếu hụt đơn hàng. Việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào nguyên vật liệu vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế của một số quốc gia tiếp tục có tác động không nhỏ đến các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực như điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ trong thời gian tới.

Giải pháp Bộ Công Thương đưa ra là hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng thật hiệu quả các FTA đã ký kết cũng như đẩy mạnh tìm kiếm và ký kết các FTA mới. Đơn cử, mới đây, FTA Việt Nam – Israel đã kết thúc đàm phán và dự kiến ký kết trong năm nay.

Ông Lê Thái Hòa – Tham tán thương mại Việt Nam tại Israel cho biết, mặc dù dung lượng thị trường khiêm tốn, với quy mô dân số xấp xỉ 9,7 triệu người, nhưng hoạt động kinh tế và ngoại thương của Israel khá phát triển. Năm 2022, thu nhập đầu người đạt xấp xỉ 55.000 USD; kim ngạch ngoại thương đạt 173 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 67 tỷ USD và nhập khẩu đạt 106 tỷ USD. Hàng năm, Israel có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sang Israel đạt 125,5 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, nếu tình hình thị trường diễn biến thuận lợi, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel trong cả năm 2023 có thể đạt khoảng 850 triệu USD.

Bên cạnh đó, FTA Việt Nam – UAE đã được khởi động đàm phán. Hiện UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi nhưng vẫn còn nhiều dư địa để phát huy hơn nữa tiềm năng của 2 nền kinh tế vốn có thế mạnh bổ sung cho nhau.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng