Ninh Thuận: Mặn mòi nghề muối

Với lợi thế tự nhiên, Ninh Thuận được đánh giá là địa phương có vựa muối chất lượng bậc nhất cả nước. Tuy nhiên, diêm dân ở đây quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà không hết vất vả.    

Chất lượng tốt nhất nước

Mới 7h sáng, nắng gắt đã trải đều trên cánh đồng muối ở xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Gió mang vị mặn của muối thổi khắp cánh đồng, những hạt muối trắng tinh ánh lên dưới nắng.

ninh thuan man moi nghe muoi
7h sáng, nắng gắt đã trải đều trên cánh đồng muối ở xã Nhơn Hải

Với lịch sử hơn 100 năm làm muối, từ thời Pháp thuộc, muối Ninh Thuận được xem là chất lượng tốt nhất nước, được ưa chuộng nhờ hương vị đậm đà, thanh thanh đặc trưng, cũng là nguyên liệu chính yếu làm nên một đặc sản trứ danh khác của đất Ninh Thuận là nước mắm Cà Ná.

Chưa hết, địa thế bầu tròn với những dãy núi Nam Trung bộ bao quanh, chắn gió cũng là nguyên nhân khiến vùng đất này ít chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam (gió đem mưa đến vào mùa hạ), vô tình mang lại lợi thế khô hạn lý tưởng để làm muối. Trên thực tế, điều kiện tốt nhất cho người diêm dân là nền nhiệt đạt mức 26-27 độ C với độ ẩm không khí chỉ 75-77%, lượng mưa thấp, có nắng và nhiều gió.

ninh thuan man moi nghe muoi
Muối Ninh Thuận có chất lượng vào loại tốt nhất nước

Không giấu niềm tự hào khi kể về loại gia vị có chất lượng tốt nhất nước, ông Nguyễn Văn Hướng (xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải) cho biết, quan trọng hơn cả, vùng đất Ninh Thuận còn chịu sự ảnh hưởng của một hiện tượng tự nhiên vô cùng đặc biệt, hiện tượng nước trồi (upwelling) – khi các dòng nước lạnh, di chuyển từ phía sâu lên vùng nước nông, thay thế cho dòng nước nóng hơn, tác động tạo nên tính chất khô hạn của vùng. Hiện tượng này khiến cho nhiều dinh dưỡng và thực vật phù du xuất hiện ở những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời, kích hoạt quá trình quang hợp, tạo thức ăn phong phú cho động vật biển. Đây cũng chính là lý do khiến muối Ninh Thuận có độ trắng trong tự nhiên và hàm chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, phục vụ đắc lực cho các ngành công nghiệp chế biến.

Muối Ninh Thuận còn nổi tiếng gần xa là nhờ biết kết hợp bí quyết làm muối tích lũy hơn 100 năm, cởi mở áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại và quan trọng hơn cả là đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên tưởng chừng bất lợi thành lợi thế, tạo ra những hạt muối được đánh giá là có thời gian kết tinh thành hạt nhanh hơn, hạt muối to, khô ráo, trắng hơn muối ở nơi khác.

Gỡ khó cho hạt muối Ninh Thuận

Chất lượng là vậy, song giống như nhiều địa phương có cùng nghề làm muối trên khắp cả nước, diêm dân Ninh Thuận quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà không hết vất vả. Ngoại trừ 2 tháng mùa mưa không thể làm muối, khắp các cánh đồng trắng muối, diêm dân cần mẫn có mặt tại ruộng từ 7h sáng đến 5h chiều dưới cái nắng khô rang để chắt chiu vị mặn mòi của biến, kết tinh chúng lại thành những hạt muối cho đời.

ninh thuan man moi nghe muoi
ninh thuan man moi nghe muoi
Diêm dân Ninh Thuận quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà không hết vất vả

Năm nay muối Ninh Thuận được mùa, song giá rớt chỉ còn bằng 2/3 so với năm ngoái. Ông Nguyễn Văn Hướng chia sẻ, nếu năm ngoái, giá muối vào khoảng 800.000 đồng/tấn thì năm nay chỉ còn 550.000 đồng/tấn. Diêm dân không tự quyết định được giá muối mà mức giá này hoàn toàn do thương lái quyết định.

Với 4 mẫu muối, do thời tiết thuận lợi, bình quân sản lượng muối của gia đình ông vào khoảng 180 tấn/tháng. Song, niềm vui được mùa không hề trọn vẹn khi giá muối thấp, trong khi các chi phí khác không giảm.

“Hiện nay chi phí thuê nhân công vào khoảng 170.000 đồng/người/ngày, cộng với chí phí điện nước, với mức giá bán 550.000 đồng/tấn muối, tiền lãi còn lại không đáng là bao. Mình khó khăn đã đành, còn những người khác chỉ có vài sào, mỗi tháng thu được vài tấn muối, không đủ để chi trả cuộc sống”, ông Hướng thở dài nói.

Không có đất riêng để làm muối, ông Nguyễn Văn Bé cùng vợ theo nghề làm muối thuê đã nhiều năm nay, cả gia đình của ông sống phụ thuộc vào nghề làm muối. Trời nắng, ông Bé cứ chụp chiếc mũ vành rộng lên đầu, rồi phơi mình trên những ô ruộng muối để làm cho đạt năng suất, mới có cái ăn. Những năm trước, giá muối cao nên những người làm muối thuê như gia đình ông có đồng ra đồng vào, còn năm nay thì giá muối rớt tận đáy, nên thu nhập giảm hẳn.

“Trước đây giá muối cao, mỗi tháng cả nhà tôi thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Nay giá xuống thấp, hai vợ chồng thu nhập không được 10 triệu, phải khéo thu vén lắm mới đủ trang trải cuộc sống”, ông Bé cho hay.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao giá muối thấp, chúng tôi được các chủ vựa ở địa phương cho biết, mặc dù muối trong nước sản xuất được tương đối nhiều song gần đây, người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc, phía Nam chuyển sang tiêu thụ muối nhập khẩu nên đầu ra cho muối sản xuất trong nước rất khó khăn, vì không đủ sức cạnh tranh. “Nếu như giảm lượng nhập khẩu xuống, chắc chắn giá muối sẽ tăng lên, diêm dân bớt khổ”, ông Nguyễn Văn Bé kiến nghị.

Hồng Hà - Kim Xuyến
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thanh Hoá triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Quảng Bình: Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các khu công nghiệp còn gặp khó

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Sôi động Ngày hội hái quả Mận hậu Mộc Châu 2024

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hòa Bình: Người trăn trở tìm đầu ra cho cây mía đường

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Hơn 40 doanh nghiệp tham gia khảo sát Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Sóc Trăng: Đẩy mạnh tuyên truyền về hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Quảng Ninh:  Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Quảng Ninh: Đồn Biên phòng Trà Cổ đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu khu vực biên giới

Xem thêm