Thứ năm 28/11/2024 22:21

Những loại thực phẩm bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh

Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, người mắc bệnh cũng không nên chủ quan trong ăn uống, sinh hoạt.

Ung thư tuyến giáp gia tăng

Mỗi năm, khoa ngoại đầu cổ, Bệnh viện K phẫu thuật cho khoảng 3.000 bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, trong đó chủ yếu là ung thư tuyến giáp và căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng.

Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp ngày càng trẻ hóa

Số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý về u tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng không chỉ ghi nhận tại Bệnh viện K mà còn ở nhiều bệnh viện khác.

Theo các bác sỹ Bệnh viện K, nguyên nhân của ung thư tuyến giáp thường không rõ. Tuy nhiên, sự kết hợp của các điều kiện di truyền và yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển tình trạng này. Nguyên nhân khách quan có thể gồm: Lượng iốt quá cao hoặc quá thấp; tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Tuổi càng cao thì thì nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp càng cao hơn; người thừa cân có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, ung thư tuyến giáp xảy ra ở phụ nữ thường xuyên hơn ở nam giới; tiền sử gia đình bị ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác.

Theo TS.BS Trần Hải Bình – Phó trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Do vậy, việc hiểu rõ về ung thư tuyến giáp, biết cách phòng ngừa, nhận biết sớm sẽ giúp ích nhiều trong việc thoát khỏi loại ung thư này.

Ung thư tuyến giáp được chia thành hai nhóm: Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chiếm khoảng 90%, nhóm này tiến triển chậm, tiên lượng tốt, bao gồm: Ung thư biểu mô tuyến giáp nhú; ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang; ung thư biểu mô tuyến giáp loại kết hợp thể nhú và nang.

Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa chiếm khoảng 10%, nhóm này tiến triển nhanh, nhanh di căn, bao gồm: Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy; ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hóa.

Cách phòng tránh; điều trị ung thư tuyến giáp

Bác sĩ Ngô Quốc Duy - Phó Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ, Bệnh viện K – cho biết: Biện pháp tốt nhất để phòng tránh ung thư tuyến giáp nói riêng và các bệnh ung thư nói chung là nâng cao thể lực và kiến thức về sức khỏe.

Theo đó, cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm chiên, rán, nướng, ướp muối, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Vận động thể lực 30 phút mỗi ngày, vừa giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng, vừa giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, mỗi người nên khám sức khỏe tổng quát 1 năm/lần để phát hiện bệnh lý, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ cao như có bố mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư tuyến giáp hoặc có tiền sử xạ trị vùng cổ trước đó.

Ngoài ra, khi sờ thấy hoặc nhìn thấy có khối xuất hiện vùng cổ hoặc có triệu chứng khàn tiếng, nuốt khó, nuốt vướng thì phải tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính bệnh ung thư nói chung, đó là phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa.

Điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Trong trường hợp phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, bệnh nhân có thể được điều trị Iod 131 và hormon thay thế giúp bổ sung hormon tuyến giáp duy trì hoạt động của cơ thể giúp duy trì bệnh ổn định lâu dài.

Hóa chất thường ít có hiệu quả hơn trong điều trị ung thư tuyến giáp. Hiện nay, tại Bệnh viện K đã có đầy đủ các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như phẫu thuật, điều trị Iod-131, xạ trị ngoài và liệu pháp nội tiết.

Ngoài ra còn có phương pháp phẫu thuật tuyến giáp qua đường miệng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phương pháp này cho phép cắt được toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ trung tâm đảm bảo nguyên tắc phẫu thuật trong ung thư. Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác.

Thực phẩm nên duy trì cho người bệnh

Tăng cường các thực phẩm bổ sung Iod. Đây là thành phần quan trọng giúp giúp tuyến giáp sản sinh các hormone cần thiết, cân bằng tuyến giáp và giảm sự hình thành các khối u bên trong cơ thể. Không phải ai cũng biết bổ sung đủ Iod cho chế độ ăn của bản thân. Một số sản phẩm có hàm lượng Iod cao như rong biển, tảo, hải sản, đặc biệt là muối Iod…

Rau xanh cung cấp magie và các khoáng chất cho cơ thể và tuyến giáp

Bên cạnh đó là các loại rau xanh. Rau xanh cung cấp magie và các khoáng chất cho cơ thể, các chất này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tuyến giáp.

Hải sản là một trong những thực phẩm chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như Iod, kẽm, vitamin B, omega-3… đây là những chất được các chuyên gia dinh dưỡng đề cập cần bổ sung cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, đặc biệt là bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Ngoài ra, nên bổ sung đầy đủ vitamin A, vitamin C và vitamin E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ chất độc hại cho tuyến giáp có trong các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, rau diếp, ớt chuông, dâu tây, bơ... Các thực phẩm cần thiết để bổ sung vitamin B như: Thịt lợn, thịt gà, trứng, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt… để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

Ung thư tuyến giáp cần tránh những loại thực phẩm sau:

Bên cạnh lựa chọn các thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe, bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần lưu ý kiêng một số thực phẩm như: Đậu nành chứa isoflavone cản trở khả năng hấp thu Iod và sản sinh hormone của tuyến giáp.

Thực phẩm nhiều chất xơ và đường: Cản trở hấp thu thuốc điều trị và suy giảm chức năng tuyến giáp.

Nội tạng động vật: Chứa lipoic làm giảm tác dụng thuốc điều trị.

Thực phẩm nhiều gluten: Gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể gây nguy cơ làm giảm tác dụng thuốc điều trị. Các loại phẩm giàu gluten như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen…

Ung thư tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết, chiếm 92-95% và chiếm 3,6% các bệnh ung thư nói chung. Độ tuổi mắc ung thư tuyến giáp trung bình ở nam giới là 54 và nữ giới là 49. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi ngày càng nhiều.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Ung thư tuyến giáp

Tin cùng chuyên mục

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Cẩn trọng với tình trạng kháng kháng sinh

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Mua bán thuốc lá điện tử trên mạng xã hội: Thách thức không nhỏ!

Giải chạy thiện nguyện 'Run to A – Land 2024': Kết nối yêu thương, khơi nguồn hy vọng

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Chuyển đổi số thay đổi diện mạo y tế Quảng Ninh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội