Những dưỡng chất và thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Chế độ ăn uống lành mạnh giàu dưỡng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú - căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ.
Tư vấn trực tuyến: “Điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư vú” 5.000 phụ nữ sẽ được khám sàng lọc ung thư vú miễn phí

Chị em nên bổ sung vitamin D, B6, A và axit béo omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú.

Theo nghiên cứu công bố năm 2019 của Viện Vú London (London Breast Institute), vitamin D3, folate, vitamin B6, vitamin A và axit béo omega-3 có thể ức chế sự phát triển, xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư vú. Dưới đây là những lợi ích từ các dưỡng chất này.

Chị em nên bổ sung vitamin D, B6, A và axit béo omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú
Chị em nên bổ sung chế độ ăn giàu dưỡng chất hàng ngày, có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư vú

Vitamin D3: Nghiên cứu công bố năm 2010 của Viện Khoa học Trung Quốc cho thấy những người có vitamin D trong máu cao giảm nguy cơ ung thư vú so với người có liều lượng thấp.

Vitamin D3 có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư giai đoạn cuối ở người trưởng thành dù họ không được chẩn đoán mắc bệnh ung thư lúc ban đầu. Đây là kết quả nghiên cứu công bố năm 2020 của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) với gần 26.000 người tham gia từ năm 2014-2017.

Cá béo, nấm, lòng đỏ trứng, gan và các sản phẩm từ sữa có chứa vitamin D. Cơ thể cũng sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì vậy, nên phơi nắng khoảng 20 phút vào buổi sáng.

Vitamin A: Theo nghiên cứu của Trường Đại học Rio de Janeiro (Brazil), bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối có nồng độ vitamin A thấp. Nguyên nhân do tác dụng phụ của quá trình xạ trị làm gia tăng stress oxy hóa trong cơ thể.

Các nhà khoa học giải thích retinol và beta-carotene - hai chất dẫn xuất của vitamin A, có khả năng giảm thiểu tác hại của bức xạ và hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch. Người bệnh ung thư vú có thể bổ sung thịt, gia cầm, hải sản, sữa và trái cây, rau quả có màu cam và đỏ như cà rốt, bí ngô, khoai lang, cà chua.

Vitamin B6: Vitamin B6 có thể làm chậm sự phát triển của khối u, có tác dụng giảm viêm vì viêm kéo dài làm tăng nguy cơ ung thư. Loại vitamin này còn giúp tăng progesterone và giảm estrogen, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ. Thừa hormone estrogen là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và ung thư vú.

Axit béo omega-3: Theo nghiên cứu năm 2015 của Trường Đại học Kansas (Mỹ), người ăn chế độ giàu axit béo omega-3 từ cá biển có nguy cơ ung thư vú thấp hơn so với nhóm không ăn hoặc ăn ít. Hàm lượng axit béo omega-3 có thể ngăn chặn ung thư bằng cách kích hoạt chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Ăn từ các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu, quả óc chó hoặc thực phẩm đậu nành và hạt lanh bổ sung omega-3 cho cơ thể.

Minh Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ung thư vú

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Xem thêm