Thứ tư 01/01/2025 16:28

Những con nợ nghìn tỷ khó đòi của Oceanbank

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) đang thanh lý nợ xấu của nhiều con nợ nghìn tỷ, song liên tục hạ giá vẫn không có người mua.

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương. Theo giới thiệu của Oceanbank, ngân hàngcó vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng, do Nhà nướcsở hữu 100%.

“Quý I năm 2019, ngân hàng có 21 chi nhánh/80 phòng giao dịch/tổng cộng 101 điểm giao dịch với 2.290 cán bộ nhân viên”, Oceanbank cho biết.

Hiện nay, Oceanbank đang vướng hàng loạt “con nợ khó đòi” với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Để thu hồi nợ xấu, Oceanbank đã đưa ra bán đấu giá tài sản, song liên tục hạ giá vẫn không có người mua.

Theo giới thiệu của Oceanbank, ngân hàngcó vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng, do Nhà nướcsở hữu 100% vốn điều lệ

Cụ thể, 10 giờ ngày 8/3/2024 tới đây, Oceanbank sẽ đưa ra bán đấu giá các khoản nợ xấu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng VNT. Đây là lần thứ 6 Oceanbank đưa ra đấu giá khoản nợ xấu này do 5 lần trước đấu giá không thành.

Theo thông báo mời đấu giá, tổng nghĩa vụ nợ tạm tính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng VNT tới ngày 28/8/2023 là hơn 1.163 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là gần 313 tỷ đồng, lãi và phạt là hơn 850 tỷ đồng.

Khoản nợ nói trên phát sinh bởi 3 hợp đồng tín dụng, gồm: Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 0102/2009/HĐTD1-OCEANBANK01 ngày 16/9/2009. Tổng nghĩa vụ nợ tạm tính tới ngày 28/8/2023 là gần 210 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là gần 63 tỷ đồng, lãi là phạt là hơn 147 tỷ đồng.

Hợp đồng tín dụng trung, dài hạn số 0084/2010/HĐTD2- OCEANBANK02 ngày 10/6/2010. Tổng nghĩa vụ nợ tạm tính tới ngày 28/8/2023 là hơn 115,1 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 01 đồng (một đồng), lãi và phạt là hơn 115,1 tỷ đồng.

Hợp đồng tín dụng khách hàng doanh nghiệp số 0030/2014/HĐTD1- OCEANBANK.HOISO ngày 23/5/2014. Tổng nghĩa vụ nợ tạm tính tới ngày 28/8/2023 là hơn 838 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 250 tỷ đồng, lãi và phạt là hơn 588 tỷ đồng.

Giá khởi điểm đưa ra đấu giá lần thứ 6 của toàn bộ 3 khoản nợ nói trên vào ngày 8/3/2024 tới đây là 565 tỷ đồng, tương đương 48% tổng nợ xấu.

Tương tự, ngày 15/3/2024, Oceanbank sẽ đưa ra đấu giá khoản nợ xấu của Công ty TNHH ĐT TM XNK Tùng Lâm (Công ty Tùng Lâm). Khoản nợ liên quan tới Công ty Tùng Lâm đã được Oceanbank rao bán suốt từ năm 2020 tới nay nhưng vẫn chưa thành.

Theo thông báo mời đấu giá, tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty Tùng Lâm gồm: Quyền phát triển, khai thác dự án và tài sản hình thành tương lai tại dự án 160 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

Tài sản 2 (tài sản đảm bảo bổ sung) là 48.000 cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Lạc Hồng (chiếm 80% cổ phần của công ty) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Sản xuất Nhật Minh và ông Cao Minh Sơn.

Tài sản 3 là quyền sử dụng đất thửa đất số 552, tờ bản đồ số 5, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; quyền tài sản phát sinh từ việc góp vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sông Châu tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được cấp cho Công ty Cổ phần Sông Châu; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác giữa Công ty TNHH PT Việt Hiền và Công ty Cổ phần Sông Châu trong việc thực hiện Dự án Khu đô thị Sông Châu.

Trong phiên đấu giá diễn ra vào ngày 25/8/2023, khoản nợ tạm tính tới ngày đấu giá của Công ty Tùng Lâm là hơn 452,5 tỷ đồng. Đây cũng chính là giá khởi điểm khoản nợ này tại ngày 25/8/2023.

Sau nhiều lần đấu giá không thành, tại phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 15/3/2024 tới đây, giá khởi điểm khoản nợ của Công ty Tùng Lâm đã giảm xuống chỉ còn chưa tới 195 tỷ đồng, tương đương khoảng 43,1% tổng nợ xấu.

Trước đó ít ngày (ngày 28/2/2024), Oceanbank cũng đưa ra đấu giá khoản nợ xấu của Công ty Cổ phần đầu tư Thành An (Công ty Thành An) và Công ty Cổ phần tài chính và đầu tư Gia Phát (Công ty Gia Phát). Đây là lần thứ 11 Oceanbank đưa ra bán đấu giá khoản nợ xấu nay.

Theo thông báo, dư nợ tạm tính đến ngày 1/1/2024 của Công ty Gia Phát là hơn 1.641 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là hơn 579 tỷ đồng, lãi và phạt là hơn 1.062 tỷ đồng. Còn Công ty Thanh An là hơn 1.451 tỷ đồng, trong đó nợ gốc quá hạn là hơn 419 tỷ đồng, lãi và phạt là hơn 1.031 tỷ đồng.

Tổng khoản nợ xấu của 2 công ty này là khoảng 3.092 tỷ đồng. Trong khi đó, giá khởi điểm trong phiên đấu giá ngày 28/2/2024 chỉ là 999 tỷ đồng, cao hơn tổng nợ gốc 1 tỷ đồng và tương đương 32,3 % tổng nợ xấu.

Như vậy là chỉ 4 đơn vị nói trên, tổng nợ xấu đã là khoảng 4.707 tỷ đồng, lớn hơn vốn điều lệ của của Oceanbank giới thiệu là 4.000 tỷ đồng.

Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin.

Đại Anh
Bài viết cùng chủ đề: ngành Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xử lý nghiêm vụ giá đỗ ủ chất cấm

Bà Rịa–Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế một công ty dầu khí

Bình Dương: Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần Bdland

Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế gần 158.000 tỷ đồng

Khởi tố thanh niên tự chế pháo nổ bán trên mạng

Cảnh báo trò chơi xé 'túi mù' trên mạng xã hội

Bắc Ninh: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát