Thứ hai 05/05/2025 21:36

Những bệnh dễ nhiễm khi thời tiết chuyển nồm và cách phòng tránh

Sau Tết, thời tiết bước vào giai đoạn nồm ẩm, khiến độ ẩm trong không khí cao. Thêm vào đó, hình thái thời tiết không cố định dễ khiến mọi người nhiễm bệnh.

Những bệnh dễ nhiễm lúc giao mùa

Bệnh thủy đậu: Bệnh gây ra bởi virus Varicella zoster, với sự xuất hiện của các nốt nhỏ, tròn mọc khắp cơ thể. Người mắc thủy đậu có cảm giác ngứa ngáy bởi các mụn nước.

Thời tiết ẩm ướt là điều kiện tốt cho nguồn bệnh phát triển và lây lan. Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, các nốt thủy đậu có khả năng bị nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phổi hay viêm màng não.

Những bệnh dễ nhiễm khi thời tiết chuyển nồm

Sốt virus: Căn bệnh này dễ lây lan, có thể tạo thành dịch. Trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt virus nhất. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ bị sốt virus nên cho trẻ nghỉ học, cách ly và có biện pháp chăm sóc hợp lý để tránh kéo dài bệnh.

Bệnh hô hấp: Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng – chia sẻ: Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.

Các bệnh phổ biến về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia càng dễ mắc những bệnh này. Biểu hiện của bệnh thường là ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè...

Viêm phế quản, viêm phổi là dạng bệnh thuộc viêm đường hô hấp dưới. Bệnh nguy hiểm với người già, bởi dấu hiệu lâm sàng không đặc trưng. Còn với người sức đề kháng tốt phần lớn thường biểu hiện hắt hơi, sổ mũi và chỉ 5 - 7 ngày tự khỏi.

Bệnh cúm: Là một trong những căn bệnh phổ biến, không chỉ với trẻ em, người già mà cả người trưởng thành cũng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi. Khi bị cảm cúm, đa số mọi người thường bỏ mặc hoặc tự điều trị bằng thuốc, thậm chí có người còn sử dụng cả kháng sinh để bệnh nhanh khỏi. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, có khi còn để lại hậu quả nhờn kháng sinh trong điều trị bệnh sau này. Bệm cúm theo mùa có khả năng lây lan thành dịch, nhất là một số chủng cúm A rất phổ biến.

Phòng bệnh như thế nào?

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật đưa ra một số lưu ý để phòng và điều trị bệnh hô hấp, như: Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân; tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch; tránh quạt máy, máy lạnh, tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ. Không nên hút thuốc lá, tránh uống nước lạnh, có đá. Tăng cường rau xanh và uống nhiều nước hoa quả…

Đáng chú ý, hiện nay, nhiều người có thói quen tự ý mua thuốc, trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị bệnh đường hô hấp. Nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ. Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng. Do đó, khi có các triệu chứng, người bệnh phải đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, vừa tránh lây sang những người xung quanh.

Cùng quan điểm với Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật, giới chuyên gia cũng khuyến cáo: Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như sởi, rubella, ho gà…).

Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Sử dụng máy hút ẩm để làm giảm lượng ẩm trong nhà cũng là một giải pháp khả thi khi trời nồm.

Để phòng bệnh về đường hô hấp hoặc bệnh cúm, việc rửa tay hàng ngày bằng xà phòng và súc họng bằng nước muối loãng rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, bia rượu, nhất là những người đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh dễ nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Xe tang cháy dữ dội trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Dự kiến địa phương nào giảm cấp xã, phường nhiều nhất?

Lào Cai tổ chức thi trực tuyến ‘Pháp luật với mọi người’ năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử ‘thức dậy’ trên nền tảng số với Gen Z

Bộ Nội vụ lên tiếng về mộ 'liệt sỹ 6 tuổi'

Rà soát, phân định thẩm quyền 346 thủ tục hành chính

Thời tiết hôm nay 5/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2025: Vịnh Bắc Bộ có gió yếu

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa