Các ngôi chùa Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Sóc Trăng nhộn nhịp người đến du xuân trong những ngày đầu năm.
Người Khmer tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại tỉnh Sóc Trăng. Họ có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, bao gồm: Ngôn ngữ và chữ viết, văn học, nghệ thuật ca múa nhạc, lễ hội và tôn giáo.
Họ có Tết cổ truyền là Chôl- Chhnam- Thmây vào tháng 3 âm lịch nhưng vào ngày đầu năm họ vẫn lên chùa lễ Phật. Đáng chú ý, trong những ngày đầu xuân, ngoài người Khmer đi lễ chùa còn người Kinh và người Hoa cũng đi lễ ở chùa của người Khmer, tạo nên khung cảnh rất nhộn nhịp.
|
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (người dân địa phương gọi là Chùa Som Rong), được biết đến là chùa Phật nằm. |
|
Ngôi chùa này tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng. Chùa Som Rong được xây dựng năm 1785,ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. |
|
Cộng đồng người Khmer rất mộ đạo và sống đời làm một người phật tử thuần thành. |
|
Chùa Chén Kiểu có tên Khmer là Wath Sro Loun. Chùa còn được người dân gọi là chùa Sà Lôn. Đây cũng là ngôi chùa thu hút đông người dân và du khách tham quan trong những ngày đầu Xuân. |
|
Rất đông du khách là người Khmer, người Kinh và người Hoa chung sống hòa bình và họ đều chọn đi lễ chùa đầu năm tại đây. |
|
Kiến trúc độc đáo của chùa Chén Kiểu. |
|
Chùa Dơi - nằm bên đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng |
|
Chùa Dơi chiếm vị trí quan trọng trong tâm linh người Sóc Trăng. Chùa được khởi công vào từ năm 1569. Khoảng 30 năm về trước, trong bán kính 1km có thể thấy đàn dơi hàng ngàn con bay đi kiếm ăn rợp cả góc trời với mỗi lúc chạng vạng. Dơi tìm đến đây trú ngụ vì trong khuôn viên chùa có rất nhiều cây cổ thụ để chúng làm tổ. |
|
Cộng đồng người Khmer rất mộ đạo và sống đời làm một người phật tử thuần thành. Đối với đồng bào Khmer, những người con trai từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình cho vào chùa tu (thời gian tu tập có thể kéo dài 3 tháng, 3-4 năm hay trọn đời…) để học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức. |
|
Người Khmer xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng, nơi tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc, nhiều lễ hội gắn với phong tục tập quán được tổ chức tại chùa. |
Mai Ca