Thứ hai 28/04/2025 13:28

Nhịp hồi phục đan xen rung lắc, VN-Index giảm nhẹ

Trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt thì có tới 7 mã trong nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm.

Dù có thời điểm rơi thủng mốc 1.200 điểm, nhưng VN-Index sau đó đã hồi phục mạnh, đóng cửa trở lại sát mốc tham chiếu 1.215,68 điểm, giảm 0,93 điểm, tương đương 0,08%.

Trong phiên giao dịch hôm nay, nhóm ngân hàng góp mặt tích cực “cứu” chỉ số VN-Index thoát cảnh mất mốc 1.200 điểm

Trong phiên giao dịch ngày 16/4, nhịp hồi phục đan xen rung lắc giằng co, cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ trong phiên giao dịch. Ở chiều tích cực, 4 ông lớn ngân hàng là TCB, BID, CTG, MBB đứng đầu đà tăng và đóng góp tổng cộng 3,2 điểm cho chỉ số, 3 mã LPB, VPB, ACB cũng góp mặt trong Top 10 cổ phiếu tăng điểm tốt. Trái chiều, VCB đứng đầu đà giảm của thị trường khi lấy đi gần 1,4 điểm của chỉ số chung.

Nhóm cổ phiếu hoá chất cũng ghi nhận sự tích cực khi anh cả GVR tăng 1,85% và đóng góp hơn 0,5 điểm vào chỉ số chung của thị trường. Các mã khác trong ngành cũng tăng từ 1 - 2% như DGC, DCM, DPM, LAS, DPR, nổi bật QBS tăng trần.

Trong khi đó, nhóm bất động sản diễn biến theo xu hướng giảm là chính, khi VIC giảm điểm ngay từ khi mở cửa đến lúc kết phiên và lấy đi gần 0,6 điểm của thị trường. Các mã khác cũng giảm sâu như NVL giảm 4,55%, DXG giảm 4,34%, DIG giảm 3,68%, ASM giảm 6,2%, CEO giảm 2,46%, PDR giảm 2,02%, HQC giảm 3,84%... Sắc xanh hiện lên ở một số ít cổ phiếu như VHM, KDH, SJS, SZC...

Nhóm cổ phiếu chứng khoán chưa thể phục hồi với hơn 20 cổ phiếu điều chỉnh. Theo đó, VND giảm 1,71%, VCI giảm 1,44%, HCM giảm 0,36%, VIX giảm 1,65%, BSI giảm 2,56%, ORS giảm 1,64%, VDS giảm 3,67%... Dẫu vậy, vẫn có một số mã "bơi ngược dòng" như SSI tăng 0,72%, AGR tăng 1,74%, CTS tăng 5,44%.

Ở nhóm cổ phiếu sản xuất, tình hình cũng tương tự. Một số mã giảm sâu có thể kể đến: GEX giảm 3,7%, SBT giảm 5,35%, HSG giảm 2,58%, DBC giảm 4,7%, VCF giảm 3,19%, TLG giảm 2,59%, ASM giảm 6,2%.

4 ông lớn ngân hàng là TCB, BID, CTG, MBB đứng đầu đà tăng và đóng góp tổng cộng 3,2 điểm cho chỉ số

Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 33.752 tỷ đồng, giảm 12% so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 30.325 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 12.355 tỷ đồng.

Sau 2 phiên liên tiếp bán ròng, khối ngoại đã quay lại mua ròng với giá trị 71 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này mua vào 2.881 tỷ đồng và bán ra 2.809 tỷ đồng, tập trung vào SSI, MWG, VIX, DGC….

Kết thúc phiên giao dịch, toàn sàn HoSE có tới 361 mã giảm giá, chỉ có 140 mã tăng giá và 58 mã đứng giá tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chứng khoán hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Hải quan thành lập tổ kiểm tra công vụ đột xuất

Rút ngắn thời gian, cắt giảm thủ tục trong đấu thầu

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

VietinBank Securities thăng hạng trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Bảo hiểm PVI đặt mục tiêu doanh thu tỷ USD năm 2025

SeABank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông 2025

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Thị trường nội địa: 'Bệ đỡ' cho mục tiêu tăng trưởng 8%

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

Xúc tiến thu hút FDI 2025: Hướng vốn vào những ngành trọng điểm