Thứ ba 29/04/2025 18:48

Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng: Xét xử cả những người có chức vụ, quyền hạn

Theo Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, thời gian qua, xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại lớn.

Sáng 8/11, báo cáo trước Quốc hộivề công tác của ngành toà án tại Kỳ họp thứ 4, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, trong năm 2022, các tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, giải quyết được 504.681 vụ việc. Tỉ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa án là 0,9%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra.

Chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình

Về các vụ án hình sự, theo Chánh án Toà nhân dân Tối cao, các tòa án đã thụ lý 93.452 vụ, với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo.

"Việc xét xử bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Chất lượng tranh tụng được bảo đảm", Chánh án Nguyễn Hoà Bình khẳng định.

Bên cạnh đó, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao thông tin thêm, các tòa án đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tổ chức 8.322 phiên tòa rút kinh nghiệm. “Đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm”- Chánh án Toà án Nhân dân tối cao chỉ ra.

Các tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền trên 4.027 tỉ đồng và nhiều tài sản khác. Các tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, góp phần tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, hoạt động của các tòa án còn một số hạn chế, thiếu sót như tỉ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao;

Vẫn còn một số ít vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan; một số cán bộ không chịu rèn luyện đã vi phạm pháp luật và kỷ luật công tác.

Các hạn chế, thiếu sót do số lượng các loại vụ việc và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà các tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng nhanh, phức tạp, trong khi đó số lượng thẩm phán, công chức chưa đủ nên áp lực công việc rất lớn.

Một số cơ quan, tổ chức chưa thực sự quan tâm đến công tác phối hợp với toà án, chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định…

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nâng cao hiệu quả hoạt động, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội, Tòa án Nhân dân Tối cao.

Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn đầu mối. Tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ. Nghiêm túc thực hiện tốt Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán. Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 đảm bảo', '3 cùng' với doanh nghiệp Nhật Bản

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thúc đẩy hơn nữa hợp tác Việt Nam - Mozambique trên nhiều lĩnh vực

Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Việt Nam - Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác chuyển dịch năng lượng

56 khối diễu binh ấn tượng trong đại lễ 30/4