Thứ năm 28/11/2024 02:29

Nhiều tuyến phố thời trang Hà Nội ế ẩm, vắng khách dịp cận Tết

Tương tự các ngành hàng khác, thời trang cũng là một trong nhiều mặt hàng rơi vào tình trạng ế ẩm mặc dù Tết đang đến gần.

Không chỉ thị trường bất động sản hay ngành hàng mua bán, lắp ráp ô tô, xe máy, hay thậm chí là ngành thực phẩm đều rơi vào tình cảnh đìu hiu, ế ẩm những ngày giáp Tết. Ngành hàng thời trangcũng được liệt kê vào danh sách “ế”.

Dạo quanh một số con phố nổi tiếng về thời trang (quần áo, giầy dép,…) tại Hà Nội, khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ y như thời tiết Hà Nội chuyển lạnh.

Đơn cử như con phố Cầu Giấy (Hà Nội), con phố được xem là một trong những phố chuyên kinh doanh thời trang sầm uất nhất Hà Nội. Dù đang là những ngày cao điểm mua sắm Tết, nhiều cửa hàng vẫn im lìm trong tình trạng vắng khách.

Thậm chí nhiều cửa hàng dán bảng giảm giá sâu lên đến 50-70%, nhưng vẫn không đủ sức hút để hấp dẫn người mua.

Những cửa hàng quần áo luôn trong tình trạng vắng khách

Ngọc Minh (nhân viên bán quần áo lâu năm tại một cửa hàng trên phố Cầu Giấy) chia sẻ, vài tháng trở lại đây, tình trạng ế ẩm khách diễn ra thường xuyên, không còn nhiều khách như những năm về trước.

“Thời gian này, quần áo nhiều mẫu mã mới, đẹp, thậm chí giá cả vô cùng phải chăng. Tuy nhiên, vẫn không thể lôi kéo được khách vào mua như trước. Tình cảnh ế ẩm kéo dài khiến chủ cửa hàng cũng phải ngao ngán và lo ngại” - Minh chia sẻ.

Tương tự, ở các con phố được xem là thiên đường mua sắm của học sinh, sinh viên như Chùa Bộc, Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội) cũng trong tình cảnh hiếm khách ghé vào mua sắm. Đặt, dán loạt bảng biểu xả hàng, giảm giá sâu 70-80%, song số lượng khách tìm kiếm, mua đồ cũng rất ít.

Nam, nhân viên bán hàng có thâm niên chia sẻ, ế ẩm là tình trạng chung của hầu hết các tiểu thương kinh doanh hiện nay.

Một số cửa hàng đã chủ động sa thải nhân viên bán hàng, bảo vệ để cắt giảm chi phí. Bản thân người chủ phải tự bán hàng, kiểm tra hàng rồi kiêm luôn công việc bảo vệ, dắt xe vì quá vắng khách.

Ngay cả "thủ phủ" quần áo chợ Xanh cũng rơi vào tình trạng tương tự

Không nằm ngoài lề của tình cảnh này, chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) - khu chợ thời trang lớn nhất Hà Nội – cũng trong cảnh đìu hiu, ế ẩm, nhiều tiểu thương gặp khó, tiểu thương ngồi bấm điện thoại, nằm dài chờ khách. Thậm chí, có ki ốt không có người bán vì vắng khách. Nhiều cửa hàng quần áo đã “cửa đóng then cài”.

Chị Hoa, tiểu thương tại chợ than thở, cửa hàng kinh doanh quần áo của chị dựa vào những mối buôn quen để duy trì, khách mua lẻ gần như không có. Từ đầu tháng, số lượng quần áo bán lẻ của tôi chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10 chiếc.

“Khách vãng lai đến khu chợ này mua đồ rất ít, chủ yếu là người mua buôn hoặc người kinh doanh online đi nhập đồ về bán” - chị Hoa cho biết.

Theo chị Hoa, nguyên nhân ế ẩm có thể đến từ xu hướng mua hàng online đang thịnh hành. Thực tế, mặt hàng thời trang được chia ra làm 2 dạng cơ bản, gồm đồ cao cấp và hàng bình dân. Đối với những mặt hàng cao cấp, người mua thường thích đến thẳng cửa hàng để thử, kiểm tra chất lượng vì sản phẩm có giá trị rất cao.

Chợ Ninh Hiệp rơi vào "khủng hoảng" từ nhiều tháng nay

"Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế nhiều biến động, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Giờ mọi người thích mua hàng bình dân hơn, có đồ mặc là được chứ không cần ra tiệm thử, không còn ưu tiên thời trang cao cấp nữa. Mặt hàng thường thì có thể mua online, giá cả phải chăng hơn" - chị Hoa phân tích.

Tuy nhiên, doanh thu của cửa hàng hiện nay chỉ bằng 1/3 so với thời điểm trước. Dù chị có nhập thêm một vài mẫu quần áo mới để tiếp cận khách hàng dịp cận Tết, nhưng tình hình buôn bán vẫn không khả quan.

“Nếu cộng cả doanh thu bán hàng trực tuyến thì tổng doanh thu của tôi năm nay vẫn ít hơn nhiều so với những năm trước” - chị Hoa nói.

Cũng ở thời điểm hiện tại, theo các chủ cửa hàng xu hướng tận dụng công nghệ 4.0, bán hàng online đang phát triển mạnh. Nhiều shop offline ế ẩm nên đã chuyển mạnh sang bán online.

"Hơn nữa, thói quen mua hàng bây giờ đã thay đổi nhiều, các ứng dụng mua sắm trực tuyến lên ngôi nên việc bán hàng truyền thống dần mất khách" - chị Thuỷ chủ shop quần áo tại quận Cầu Giấy chia sẻ.

Chị Thuỷ cho biết thêm, chạy theo xu hướng, chị Thuỷ cũng dần chuyển sang bán online, kết hợp offline để kiếm thêm thu nhập. Chị tận dụng các sàn thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm.

"Doanh thu có tăng, tuy nhiên để so với trước kia thì không thể sánh được" - chị Thuỷ trải lòng.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng chiều nay 27/11/2024: Vàng trong nước nhích nhẹ

Hà Nội: Cây thông thật ‘cháy’ hàng trước lễ Giáng sinh

Giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11/2024

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/11: Gạo thơm đẹp giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh

Giá vàng nhẫn hôm nay đảo chiều tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/11: Giá ngô nối dài chuỗi suy yếu

Giá heo hơi hôm nay 27/11/2024: Một số địa phương biến động trái chiều

Giá bạc hôm nay 27/11/2024: Bạc suy giảm do vai trò trú ẩn bị thất thế

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 27/11/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 27/11/2024: Giá cà phê trong nước đạt mức kỷ lục mới

Giá tiêu hôm nay 27/11/2024: Giá tiêu đi ngang, trung bình 140.700 đồng/kg

Tỷ giá USD hôm nay 27/11/2024: Chỉ số USD Index ở mức 106,87

Giá xăng dầu hôm nay 27/11/2024: Kéo dài đà giảm

Giá vàng hôm nay 27/11/2024: Vàng rơi vào thế giằng co

Dự đoán giá vàng ngày mai 27/11/2024: Liệu giá vàng có ngừng đà giảm sâu?

Nhận định về giá cà phê ngày mai 27/11/2024: Giá cà phê tiếp tục chạm đỉnh

Giá vàng chiều nay 26/11/2024: Giảm tới 1,3 triệu đồng mỗi lượng

Dự báo giá tiêu ngày 27/11/2024: Giá tiêu có thể chững lại?

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/11: Giá gạo giảm nhẹ, lúa ít biến động

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm mạnh