Thứ bảy 23/11/2024 20:06

Nhiều phương án kết nối giao thông giữa TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai

UBND thành phố cho biết hai địa phương đã cơ bản thống nhất đối với các phương án cầu thay phà Cát Lái nhưng 2 nội dung chưa được sự thống nhất.

Thống nhất các phương án cầu thay phà Cát Lái

Ngày 21/7, thông tin từ UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về phương án kết nối giao thông giữa TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai, trong đó có việc xây cầu thay cho phà Cát Lái. Đây là cơ sở để tổ chức thực hiện các thủ tục bổ sung vào các đồ án quy hoạch có liên quan của hai địa phương theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

Cụ thể, tại văn bản số 3468/UBND-DA về phương án kết nối giao thông giữa TP. Hồ Chí Minh với Đồng Nai ngày 19/7/2023 do Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường ký có nội dung nêu rõ: hai địa phương đã cơ bản thống nhất đối với các phương án cầu thay phà Cát Lái nhưng 2 nội dung chưa thống nhất gồm:

Thời gian đầu tư xây dựng cầu thay phà Cát Lái kết nối thành phố Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai: UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị đầu tư trước năm 2025 nhằm sớm xóa bỏ phà Cát Lái, thay vì đầu tư sau khi hoàn thành tuyến Vành đai 3, đường Liên cảng Cát Lái - Phú Hữu Vành đai 3 hoàn thành đưa vào khai thác và kế hoạch, lộ trình di dời, sắp xếp các cảng biển (sau năm 2030).

Dự án cầu Cát Lái chưa triển khai, người dân vẫn 'lụi phà' để qua lại giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.

Về quy mô cầu kết nối khu Nam TP. Hồ Chí Minh (đường Hoàng Quốc Việt) với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai: UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị cập nhật quy mô tuyến cầu và đường dẫn phía bờ TP. Hồ Chí Minh đạt quy mô 8 làn xe đồng nhất quy mô tuyến ĐT.769D (25C), thay vì 6 làn xe như đề xuất của TP. Hồ Chí Minh.

Trước đề nghị trên, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo rà soát, đánh giá trong quá trình nghiên cứu các phương án cầu kết nối tỉnh này với tỉnh Đồng Nai. Qua đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng: về thời gian đầu tư cầu thay phà Cát Lái thì hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang tiến hành đầu tư Cầu Nhơn Trạch kết nối huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với TP. Hồ Chí Minh (thuộc dự án thành phần la - dự án Xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh) với quy mô 4 làn xe và dự kiến sẽ tiếp tục bổ sung đầu tư 4 làn xe phục vụ nhu cầu kết nối giao thông cho xe thô sơ; thời gian dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

"Sau khi hoàn thành cầu Nhơn Trạch, về cơ bản đã giải quyết được một phần nhu cầu kết nối giữa huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh", UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Ngoài ra, hiện nay tuyến đường Nguyễn Thị Định ra vào cảng Cát Lái phía TP. Hồ Chí Minh đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nên Thành phố đang nghiên cứu chủ trương đầu tư xây dựng đường Liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, kết nối từ đường Nguyễn Thị Định đến nút giao Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh; thời gian dự kiến hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2026 - 2030.

Trước thực tế trên, theo UBND TP. Hồ Chí Minh, thời điểm đề xuất đầu tư xây dựng cầu thay phà Cát Lái sau khi hoàn thành tuyến đường Liên cảng Cát Lái- Phú Hữu - Vành đai 3 và đưa vào khai thác (dự kiến giai đoạn 2026 - 2030) là phù hợp.

Mở rộng lộ giới đường Hoàng Quốc Việt với 6 làn xe

Tương tự, về quy mô cầu kết nối khu Nam TP. Hồ Chí Minh (đường Hoàng Quốc Việt) với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai: theo UBND TP. Hồ Chí Minh thì việc xác định số làn xe các cầu kết nối Thành phố với tỉnh Đồng Nai đã được nghiên cứu, tính toán trên cơ sở dự báo và phân bổ lưu lượng giao thông theo các hướng kết nối giữa 2 địa phương.

Tại khu vực huyện Nhơn Trạch đã dự kiến bố trí 4 cầu kết nối với TP. Hồ Chí Minh, bao gồm cầu Bình Khánh - Phước Khánh (thuộc dự án Cao tốc Bến Lức - Long Thành đang triển khai), cầu Nhơn Trạch (thuộc dự án thành phần la - dự án Xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đang triển khai) và bổ sung cầu thay phà Cát Lái (6 làn xe) và cầu kết nối khu Nam Thành phố (6 làn xe).

Ngoài ra, theo quy hoạch được duyệt, đường Hoàng Quốc Việt phía TP. Hồ Chí Minh có lộ giới 30m, hiện trạng các nhà cao tầng đã xây dựng dọc 2 bên tuyến; do đó, việc mở rộng lộ giới tuyến đường Hoàng Quốc Việt để đảm bảo 8 làn xe là không khả thi.

UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất hướng tuyến theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng với quy mô đầu tư 6 làn xe; thời gian đầu tư xây dựng sau khi tuyến đường Liên cảng Cát Lái - Phú Hữu - Vành đai 3 hoàn thành đưa vào khai thác.

Kim Đồng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích