Chủ nhật 24/11/2024 22:30

Nhiều nội dung cần làm rõ tại Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 22/5, Quốc hội đã nghe báo cáo thẩm tra Dự án cao tốc Bắc-Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa-Chơn Thành, nhiều nội dung được đề nghị làm rõ, giải trình.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Sáng 22/5, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường (Ảnh: VPQH)

Kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) được đề xuất đầu tư với mục tiêu nhằm kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và các địa phương khác trong vùng, tạo không gian phát triển mới; khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, khai khoáng… góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và quốc gia theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đầu tư khoảng 128,8 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỉ đồng, bao gồm 12.770 tỉ đồng vốn Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương khoảng 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 2.223,5 tỷ đồng) và 12.770 tỉ đồng vốn do nhà đầu tư huy động.

Về tiến độ dự kiến, chuẩn bị dự án năm 2023 - 2024; giải phóng mặt bằng năm 2024 - 2025; thi công xây dựng từ năm 2025, phấn đấu hoàn thành năm 2026.

Về một số đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 để đầu tư dự án; cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của Ngân sách Trung ương năm 2022 để thực hiện dự án (8.770 tỷ đồng).

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng trình bày báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trước Quốc hội (Ảnh: VPQH)

Về cơ chế chỉ định thầu, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư và áp dụng trong 2 năm kể từ ngày dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện dự án: Kiến nghị được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua Nghị quyết 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.

Đề nghị làm rõ năng lực quản lý dự án của các địa phương

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án. Việc đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn thành mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương và tăng cường liên kết vùng nói chung và liên kết nội vùng nói riêng, tạo động lực, sức lan tỏa, thuận lợi kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, giúp tăng cường việc bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra dự án trước Quốc hội (Ảnh: quochoi.vn)

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn việc đề xuất đầu tư thay đổi điểm đầu, điểm cuối, giảm chiều dài của dự án so với quy hoạch cũng như bổ sung các cơ sở để bảo đảm tính khả thi cho dự án, tránh trường hợp phải chuyển đổi sang hình thức đầu tư công cũng như giải pháp cụ thể hơn đối với phương án xử lý các dự án giao thông BOT song hành để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Liên quan đến lãi suất vốn vay dự án là 10,7%, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ sự phù hợp lãi suất vốn vay với quy định về cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Nghị định số 28/2021/NĐ-CP, việc tính toán phương án tài chính của dự án được lập trên cơ sở xác định mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo chặng. Do đó, có thể vượt quá khả năng chi trả của người tham gia giao thông tại khu vực này, làm giảm lưu lượng xe và ảnh hưởng đến phương án tài chính, tính khả thi, hiệu quả của dự án...

Báo cáo thẩm tra cũng đưa ra ý kiến quan ngại tính khả thi của việc bố trí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 bởi theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, số vốn Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 chỉ được thực hiện đến ngày 31/01/2026.

Dự án dự kiến đến hết năm 2026 mới hoàn thành. Đồng thời, yêu cầu các địa phương cam kết chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc bố trí nguồn ngân sách địa phương cho dự án thực hiện bảo đảm tiến độ bởi hai địa phương này hiện chưa tự cân đối được ngân sách, hàng năm vẫn nhận hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương. Do vậy, việc cam kết bố trí vốn Ngân sách địa phương như dự kiến sẽ rất khó khăn, đề nghị phải có giải pháp cụ thể hơn.

Thực tế triển khai các dự án vừa qua cho thấy, một số dự án được phân chia thành các dự án thành phần do các địa phương làm cơ quan chủ quản vận hành độc lập gặp khó khăn trong việc điều hòa, phối hợp, cân đối tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần có cơ chế giao cho các cơ quan đầu mối của các dự án rà soát, điều hòa, cân đối và thống nhất điều chỉnh tăng hoặc giảm tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần của dự án đó, bảo đảm không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án đã được Quốc hội quyết định. Ngoài ra, cần làm rõ năng lực quản lý dự án của các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản, cơ quan có thẩm quyền”- ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia