Thứ ba 26/11/2024 00:06

Nhiều dư địa cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Algeria

Algeria hiện nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu càphê thô lớn nhất của Việt Nam, càphê của Việt Nam chiếm từ 30-50% thị phần càphê nhập khẩu của Algeria.

Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu càphê của Việt Nam sang Algeria đạt 52.174 tấn, kim ngạch đạt 116 triệu USD, tăng 52% về lượng và 67% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê có thể đạt 125 triệu USD, tăng 47% so với năm 2022.

Từ nhiều năm qua, càphê cũng là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam sang Algeria,

Algeria hiện nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu càphê thô lớn nhất của Việt Nam. Càphê của Việt Nam chiếm từ 30-50% thị phần càphê nhập khẩu của Algeria.

Từ nhiều năm qua, càphê cũng là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam sang Algeria, thường chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào thị trường này.

Algeria là quốc gia không trồng càphê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Càphê cũng là đồ uống ưa chuộng nhất của người Algeria.

Với dân số hơn 46 triệu người, Algeria mỗi năm nhập khẩu khoảng 130.000 tấn càphê hạt các loại với giá trị khoảng 300 triệu USD.

Càphê được nhập khẩu dưới dạng thô (hạt) và được các nhà nhập khẩu Algeria rang xay, chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người tiêu dùng Algeria và chính sách nhập khẩu của quốc gia Bắc Phi.

Chủng loại càphê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu càphê của Algeria (trên 85%), còn lại là càphê Arabica. Tổng thuế và phí nhập khẩu càphê vào Algeria là 63%.

Cơ hội đến với các thị trường xuất khẩu tiềm năng của càphê Việt Nam

Hội nghị Càphê Thế giới 2023 sẽ cung cấp nhiều cơ hội cần thiết cho doanh nhân, nhà bán lẻ hoặc chủ doanh nghiệp quán càphê mong muốn tìm nguồn cung ứng hạt càphê chất lượng cao.

Những nước xuất khẩu càphê chủ yếu cho Algeria là Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia, Côte d’Ivoire, Ethiopia và Uganda.

Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận đánh giá càphê Việt Nam vẫn còn dư địa xuất khẩu sang Algeria do được doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị.

Ví dụ, càphê của Việt Nam có mùi vị đặc biệt, tạo ra độ bọt cao, khả năng hấp thụ đường tốt hơn so với càphê của các nước khác. Chính vì vậy, mặc dù khoảng cách địa lý giữa hai nước xa xôi, song càphê Việt Nam vẫn được ưu tiên nhập khẩu vào Algeria và thường chiếm thị phần lớn nhất.

Các nhà rang xay Algeria thường trộn càphê Việt Nam với càphê của các nước khác trong quá trình chế biến theo những tỷ lệ khác nhau. Hiện tại, các nhà nhập khẩu Algeria đang rất quan tâm đến nguồn cung càphê nhân xanh từ Việt Nam khi nước ta bắt đầu bước vào vụ thu hoạch.

Ngoài Algeria, càphê thô của Việt Nam còn có nhiều tiềm năng mở rộng thị phần tại những quốc gia châu Phi khác, nhất là các nước ở khu vực Bắc Phi như Ai Cập, Libya, Maroc, Tunisia.

Chính sách của các quốc gia Bắc Phi là nhập khẩu càphê thô, càphê nhân xanh để rang xay, chế biến trong nước cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng bản địa và nâng cao giá trị gia tăng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân.

Mặt khác, các nhà nhập khẩu thường tìm mua càphê thô sàng (cỡ) 16 hoặc 18 có giá bán phải chăng, ngang bằng hoặc thấp hơn so với giá bán của các đơn vị trung gian quốc tế.

Với việc tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ-triển lãm quốc tế, các hội nghị giao thương trực tiếp, trực tuyến và thông qua hệ thống Thương vụ Việt Nam tại một số quốc gia Bắc Phi, các doanh nghiệp xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể chủ động tìm kiếm đối tác và khách hàng nhập khẩu cho vụ thu hoạch sắp tới./.

Theo vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tổ chức Lễ kỷ niệm truyền thống 50 năm

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống

Tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế: Trợ lực 'tiếp sức' cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Bí quyết ‘cơ động’ của thầy Cường ‘động cơ’

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Trách nhiệm thi hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu đầu mối quản lý về công nghiệp thực phẩm

Bộ Công Thương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học