Thứ ba 06/05/2025 14:59

Nhiệt điện Na Dương II: Động lực phát triển kinh tế địa phương

Với quyết định đầu tư Nhiệt điện Na Dương của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) không chỉ cứu cánh cho sản xuất than ở Na Dương mà còn tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Lạng Sơn nhiều năm qua.
Một góc Nhà máy Nhiệt điện Na Dương I

Lợi ích lớn từ Na Dương II

Sau hơn 10 năm xây dựng vận hành, Nhiệt điện Na Dương I đã cho thấy hiệu quả rõ rệt về kinh tế- xã hội, vì thế, TKV quyết định đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 công suất 110 MW, tổng mức đầu tư hơn 4.194 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

Ông Lý Vinh Quang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn- cho biết, cách đây hơn 10 năm, trước khi có Nhà máy Nhiệt điện Na Dương I, Công ty than Na Dương đã gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không vượt qua được, than không có thị trường tiêu thụ, sản xuất đình đốn, hàng trăm công nhân không có việc làm. Việc xây dựng Nhiệt điện Na Dương I công suất 110 MW và bây giờ là Na Dương II không chỉ góp phần tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, cung cấp điện ổn định phát triển kinh tế - xã hội mà còn đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương.

Theo ông Ngô Chí Thịnh – Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Vinacomin, Quy hoạch điện VII khẳng định, đến năm 2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần khoảng 929,7 nghìn tỷ đồng cho đầu tư; giai đoạn 2021-2030 cần khoảng 1.429,3 nghìn tỷ đồng. Đây là thách thức rất lớn với ngành điện trong điều kiện kinh tế đang rất khó khăn. TKV đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện như Na Dương II là giải pháp giảm gánh nặng tài chính cho ngành điện.

Mở ra cơ hội mới

Theo ông Lý Vinh Quang, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II đã mở ra cơ hội mới, tạo động lực cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Ông Quang cho biết, nhu cầu phụ tải tỉnh Lạng Sơn năm 2015 với nhu cầu công suất/sản lượng điện năng là 175MW/703 GWh, năm 2020 là 325MW/1417GWh, trong khi ở Lạng Sơn, nguồn cung cấp hiện tại chỉ có thủy điện nhỏ Cấm Sơn 4,5MW và Nhiệt điện Na Dương I 2x50MW đang vận hành. Do vậy, việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II là rất cần thiết và cấp bách, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Lạng Sơn và miền Bắc. Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ góp phần giảm công suất truyền tải từ các vùng khác đến lưới điện khu vực Lạng Sơn và các tỉnh trung du miền núi phía bắc, bảo đảm chất lượng điện và giảm tổn thất công suất chung của toàn hệ thống điện, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện.

Quan trọng hơn, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn tiên tiến, đưa dự án vào vận hành năm 2018 sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên than có chất lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao của mỏ than Na Dương để phát điện, góp phần nâng cao công suất mỏ than Na Dương lên khoảng 1,2 triệu tấn/năm của TKV; tạo điều kiện cơ bản để ổn định và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lạng Sơn và khu vực trung du miền núi phía Bắc, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong giai đoạn xây dựng và vận hành chưa kể các dịch vụ kèm theo, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Nhà máy đi vào vận hành cũng góp phần tăng khoản nộp ngân sách nhà nước hàng năm.

Ông Lý Vinh Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: Việc đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II không chỉ tạo ra nhiều lợi ích mà còn là là một bước đột phá quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn tỉnh Lạng Sơn.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Hải Phòng: 70 năm tỏa sáng và thành công

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5

Không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thống nhất phương án cắt điện thi công đường Vành đai 4

Đầu tư hạ tầng điện: Bước đi chiến lược của PC Hà Nam

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

2025 - năm kỷ lục mới của điện mặt trời châu Âu

Khai mạc triển lãm quốc tế năng lượng- VCAE EXPO 2025