Thứ bảy 23/11/2024 03:29

Nhà cung cấp nguyên liệu đóng vai trò lớn trong chuỗi sản xuất bền vững

Trong chuỗi sản xuất nông nghiệp khép kín, vai trò của các nhà cung cấp nguyên liệu luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển ngành bền vững, nhất là khi Việt Nam rộng mở mối quan hệ với thị trường thế giới.

Ông Chamnan Wangakkarangkul - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P.Việt Nam) - cho biết, trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, các nhà cung cấp nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu chất đốt, thiết bị công nghiệp dùng trong sản xuất...luôn đóng một vai trò quan trọng.

Theo ông Chamnan, các doanh nghiệp không thể phát triển tốt nếu thiếu đối tác kinh doanh phù hợp. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, việc chia sẻ ý tưởng và thực hiện tăng trưởng cùng nhau được xem là việc quan trọng nếu cả hai bên muốn phát triển doanh nghiệp theo hướng bền vững.

Sáng nay, ngày 11/12, C.P. Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển tiềm năng các nhà cung cấp tại TP. Biên Hòa với hàng trăm doanh nghiệp tham gia. Hội nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng nguồn cung ứng bền vững, giúp doanh nghiệp cung cấp hiểu rõ hơn về môi trường, về trách nhiệm xã hội của mình. Từ đó tạo ra sản phẩm không chỉ có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn hàm chứa cả yếu tố như sản xuất không gây hại cho môi trường, đảm bảo quyền lợi cho người lao động...

C.P. Việt Nam kinh doanh ba lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại chăn nuôi và chế biến thực phẩm. C.P.Việt Nam hiện có hơn 3.000 nhà cung cấp nguyên liệu, cung cấp thiết bị, các đối tác này là một phần không thể tách rời trong chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên liệu đến khâu sản xuất và thành phẩm của công ty.

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng tự động hóa của C.P. Việt Nam

Ông Vũ Đình Tân - Giám đốc Công ty Năng lượng Lò hơi 247 (tỉnh Kiêng Giang) - cho biết, công ty đã có 10 năm cung cấp lò hơi và nhiên liệu cho C.P. Việt Nam. Ban đầu công ty cung cấp dầu FO, than đá và hiện nay là củi trấu với sản lượng 1.000 tấn/tháng. Chất đốt bằng trấu đã đạt được yêu cầu khắt khe của C.P.Việt Nam về sản xanh, phù hợp với chủ trương của Chính phủ về phát triển sản xuất đi liền với bảo vệ môi trường. Sau khi đốt củi trấu, tro còn được tái sử dụng cho ngành nông nghiệp, ít nguy hại cho môi trường.

Đại diện Công ty TNHH TM-XN Khai Anh (tỉnh Bình Thuận), ông Trịnh Khắc Hiệp cho hay, 20 năm nay công ty là nhà cung cấp nguyên liệu ngô, đậu nành, sắn lát... cho C.P. Việt Nam. Năm 2019, công ty cung cấp khoảng 600.000 tấn nguyên liệu để C.P. Việt Nam sản xuất cám.

Trước đây, theo ông Hiệp, công ty của ông chỉ cung cấp cho C.P. Việt Nam và một số doanh nhiệp lớn nguyên liệu để sản xuất cám. Việc kinh doanh thuần là sản lượng và giá bán. Tuy nhiên hiện nay, khi nâng cao quy trình sản xuất khép kín theo hướng bền vững, việc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt về các yêu cầu kỹ thuật, về chất lượng của nguyên liệu, có truy xuất nguồn gốc, tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và quy trình sản xuất có trách nhiệm với xã hội.

Vai trò của nhà cung cấp nguyên liệu là quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững. Bởi vậy, ông Chamnan nói rằng, tiêu chí để C.P.Việt Nam lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu luôn phải đạt các yếu tố, đó là chất lượng và giá cả của sản phẩm, vì đây là điều kiện cần để tạo ra sản phẩm chất lượng. “ Chúng tôi còn áp dụng quy trình chọn nhà cung cấp phù hợp với quy định về môi trường, xã hội và quản trị tốt với những quy chuẩn phù hợp với quy trình sản xuất kép kín và bền vững. Việc làm này là quan trọng trong bối cảnh kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế đang ngày một phát triển”, ông Chamnan nói thêm.

Thế Vĩnh

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024