Thứ bảy 28/12/2024 05:58

Nguyên Tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường "hiến kế" xây dựng thương hiệu hàng Việt tại thị trường Anh

Từng làm Tham tán thương mại tại 3 thị trường ở châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường để lại ấn tượng sâu sắc của một “sứ giả” kinh tế.

Góp sức thúc đẩy ký kết Hiệp định EVFTA và UKVFTA

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế thương mại tại Đại học Wollongong, Australia, ông Nguyễn Cảnh Cường được tuyển dụng vào Bộ Thương mại từ tháng 9/1997. Tháng 11/1998, ông được cử sang Bỉ làm tùy viên thương mại. Sau khi trở lại làm việc tại Vụ Thị trường Âu – Mỹ và theo học Chương trình thạc sĩ quản lý nhà nước tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu - Đại học quốc gia Singapore và Trường Quản lý nhà nước Kennedy – Đại học Havard, ông được cử sang Pháp làm Tham tán thương mại (8/2011 – 1/2016) và sang Bỉ giữ chức Tham tán công sứ thương mại (2/2016 – 10/2019) và sang Anh giữ chức Tham tán thương mại (tel:12/2019 – 9/2023).

Kinh qua nhiều địa bàn quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu cũng như đối với nền kinh tế, thực hiện vai trò của một Tham tán thương mại, ông Nguyễn Cảnh Cường đã có thời gian dài đồng hành cùng doanh nghiệp và tham gia quảng bá sản phẩm Việt Nam tại 3 thị trường trên. Đặc biệt, ông đã cố gắng kết nối nhiều doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại hay xử lý vướng mắc pháp lý tại địa bàn.

Ông Nguyễn Cảnh Cường (ngoài cùng bên trái) tại gian hàng Việt Nam ở Hội chợ Balfora 2023. Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh

Ngay khi kết thúc nhiệm kỳ tại Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường đã dành cho chúng tôi một buổi phỏng vấn tại tư gia. Nhớ lại quá trình thực hiện vai trò “sứ giả” kinh tế tại châu Âu, ông tâm sự, vinh dự đáng nhớ nhất là đã được góp sức vào nỗ lực thúc đẩy ký kết Hiệp định EVFTA và UKVFTA.

"Trải qua gần 30 năm đổi mới và cải cách, Việt Nam đã từng bước trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Thành tựu đổi mới và chính sách mở cửa của Việt Nam đã giúp chúng tôi giành được niềm tin với bạn bè quốc tế và trên cơ sở đó đã thúc đẩy sự hợp tác chân tình của họ vào công cuộc hội nhập kinh tế của Việt Nam”- ông chia sẻ.

Năm 2019, ông Nguyễn Cảnh Cường sang London nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, chưa được 3 tháng thì đại dịch Covid-19 bùng phát tại Anh. Hầu hết các hoạt động giao tiếp trực tiếp bị phong tỏa hoặc hạn chế trong cả năm 2020 đến giữa năm 2022. Để không làm đứt gãy dòng chảy thương mại song phương Việt Nam-Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh đã tăng cường ứng dụng các nền tảng công nghệ Zoom, Microsoft team meetings, Cisco Webex meetings để tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến về UKVFTA góp phần thúc đẩy việc ký kết Hiệp định này.

Ngoài ra, Thương vụ đã tăng cường phối hợp với các đơn vị trong nước tổ chức nhiều phiên tư vấn thị trường trực tuyến để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Anh. Sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh cũng như ông Nguyễn Cảnh Cường đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như tham gia hội chợ, tổ chức các chương trình gặp gỡ Việt Nam, Tuần lễ hàng hóa và ẩm thực Việt Nam tại nhiều thành phố lớn nhằm kết nối, tạo cơ hội để hàng Việt đến với thị trường Anh.

Ông Nguyễn Cảnh Cường - khách mời toạ đàm “Tận dụng UKVFTA, thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường Vương quốc Anh” của Báo Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng

Chiến lược tiếp cận thị trường Anh

Vương quốc Anh là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khi Việt Nam còn đang tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước từ những năm 70 của thế kỷ 20. Suốt 50 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (11/1/1973), Việt Nam và Vương quốc Anh đã xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và phát triển.

Tháng 3/2008, hai nước Tuyên bố chung thúc đấy nâng cấp lên “Đối tác chiến lược”, Việt Nam và Anh đã hợp tác sâu rộng, hiệu quả, nhất là trong quan hệ ngoại thương. Đặc biệt, năm 2020, quan hệ thương mại Việt Nam – Anh được đưa lên tầm cao mới khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) được ký kết ngày 29/12/2020 tại Luân Đôn.

Năm 2021, Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực đã tạo lập điều kiện tiếp cận thị trường ưu đãi cho rất nhiều sản phẩm Việt Nam so với sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có Hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, Anh vốn là thị trường có những tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật khắt khe bậc nhất thế giới. Đây chính là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp, hàng hoá Việt Nam trong việc tiếp cận thị trường Anh. Đồng thời, điều này cũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề đối với Thương vụ Việt Nam tại Anh cũng như bản thân tham tán thương mại tại địa bàn.

Trước các thách thức đặt ra, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh và bản thân ông Nguyễn Cảnh Cường đã nỗ lực hỗ trợ và tư vấn cho cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.

Nguyên tham tán thương mại Nguyễn Cảnh Cường luôn nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng thương hiệu và có chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp với phong cách kinh doanh và thị hiếu tiêu dùng của từng phân khúc thị trường có văn hóa, tôn giáo và nguồn gốc khác nhau tại Anh. Thương hiệu sản phẩm hay doanh nghiệp phải có ý nghĩa theo tiếng Anh, dễ phát âm, dễ nhớ và nếu có thể gắn với một tác phẩm điện ảnh nổi tiếng thì có thể được người tiêu dùng đón nhận.

Trong suốt thời gian làm Tham tán thương mại tại Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường chia sẻ, ông rất ấn tượng với cách thức xây dựng thương hiệu cà phê L’amant của Công ty Vĩnh Hiệp. L’amant có nghĩa là “người tình” trong tiếng Pháp và cùng tên với một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Jean-Jacques Annaud khởi chiếu năm 1992. "Cà phê L’amant có cơ hội thành công tại châu Âu nếu Công ty Vĩnh Hiệp có chiến lược hợp tác bài bản với các nhà phân phối trong việc tham gia các hội chợ UK food and drinks Expo, London Coffee Festival và tiếp cận các khách sạn, nhà hàng cao cấp tại Anh"- ông Cường cho hay.

Một số sản phẩm chăm sóc da, dưỡng tóc mang thương hiệu “Nature Queen” của Công ty Sao Thái Dương cũng đã được người tiêu dùng Anh đón nhận. Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Công ty Sao Thái Dương có thể mở rộng hợp tác với các nhà phân phối thực phẩm chức năng và mỹ phẩm lớn tại Anh như Holland & Barrett hay Boots để mở rộng thị phần. "Hy vọng Vĩnh Hiệp và Sao Thái Dương sớm chọn được nhà phân phối chuyên ngành để cùng xây dựng và thực hiện được một chiến lược thương hiệu đúng và trúng mục tiêu tại thị trường Anh"- ông Cường chia sẻ.

Người Anh nói chung tương đối kỹ tính nên doanh nghiệp Anh thường chỉ quan tâm mua hàng của các doanh nghiệp đã từng xuất khẩu thành công sang ít nhất một nước Tây Âu. Vì vậy, ông Nguyễn Cảnh Cường cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận thành công vào thị trường Đức, Hà Lan hay Pháp sẽ được các doanh nghiệp Anh quan tâm nhiều hơn so với các doanh nghiệp chưa có sản phẩm hiện diện tại châu Âu.

Hiệp định UKVFTA sẽ bước vào giai đoạn mới, nhiều cơ hội mới vì thế sẽ mở rộng hơn đối với hàng hoá Việt Nam. Nhằm bắt cơ hội phát triển thị trường, ông Nguyễn Cảnh Cường lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khảo sát và phân tích thị trường để nghiên cứu và cần phát triển sản phẩm có khả năng đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng Anh; thiết kế và thực hiện chiến lược marketing chuyên biệt với sự tham gia của chuyên gia thị trường sở tại, trong đó cần chú trọng tiếp thị số.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, doanh nghiệp cần tham gia các hội chợ lớn để giới thiệu sản phẩm và gặp gỡ người mua hàng; thiết lập quan hệ đối tác dài hạn và tin cậy lẫn nhau với các doanh nghiệp Anh; liên hệ với Hội doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam tại Anh. "Đây là con đường thuận lợi nhất để đưa hàng Việt Nam lên kệ các siêu thị của người Việt Nam phục vụ cộng đồng người Việt Nam tại Anh trước rồi từng bước lan tỏa sang các chuỗi siêu thị lớn hơn trên đất Anh…"- ông Cường nhấn mạnh.

Trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Vương quốc Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường đã cùng đồng nghiệp và một số chuyên gia sở tại hoàn thành cuốn sách “Thị trường Anh - những điều cần biết” và đã được Nhà xuất bản Công Thương xuất bản cuối tháng 10/2023. Các doanh nghiệp có thể tìm thấy chủ đề thương hiệu trong cuốn sách này.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Anh

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?