Chủ nhật 29/12/2024 09:16

Nguồn nhân lực du lịch Nghệ An: Nhìn từ đội ngũ hướng dẫn viên

Hiện Nghệ An có trên 20 trung tâm, chi nhánh hoạt động lữ hành. Nếu tính trung bình mỗi trung tâm có từ 3 hướng dẫn viên (HDV) trở lên như quy định thì số HDV ở đây cũng trên 60 người. Tuy vậy, tính đến đầu tháng 11/2010, mới có 37 người được cấp thẻ HDV mới.

Ảnh: Cấn Dũng

 - Vui - buồn nghề HDV

Niềm vui, nỗi buồn từ nghề HDV rất nhiều. Có người gọi HDV là người vừa được đi du lịch lại vừa được trả thù lao. Trên thực tế, thù lao nghề này khá hấp dẫn. Ngoài phần lương cứng theo hợp đồng với DN lữ hành, HDV còn nhận được thù lao khác (phần mềm) như: “Tiền boa” của khách, tiền hoa hồng “bồi dưỡng” của các đối tác (khách sạn, nhà hàng, sân bay, điểm tham quan...). “Phần mềm” này cao hay thấp tùy theo năng lực của từng người, vào thị trường khách và mùa trong năm... Với các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh..., có thị trường du lịch sôi động, hoạt động lữ hành khá chuyên nghiệp nên nhiều HDV có thu nhập lên tới 40 - 50 triệu đồng/tháng. Ở Nghệ An, tuy thị trường khách chưa thật sự sôi động, còn phụ thuộc vào tính mùa vụ nhưng cũng không ít HDV có thu nhập khá, từ 10 -20 triệu đồng/tháng vào mùa cao điểm. Đó là những con số lý tưởng mà nhiều ngành, nghề khác mơ tưởng trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.

Nghệ An phải làm gì để “giữ chân” HDV giỏi? Câu trả lời là phải hình thành một thị trường du lịch sôi động, khắc phục tính mùa vụ và hoạt động có tính chuyên nghiệp cao.

Đặc thù nghề HDV vốn rất khắt khe, chịu nhiều áp lực, lớn nhất là phải rong ruổi theo hành trình với khách, phải xa nhà, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Chị Vũ Hoàng Y - một HDV của Trung tâm Lữ hành du lịch Việt - Úc ở Vinh - tâm sự: “Làm nghề này, chúng em lo nhất là khó đảm bảo được hạnh phúc. Với người chưa lập gia đình, nguy cơ “bị ế” rất cao. Ngay cả các HDV nam giới, nếu không được bạn đời cảm thông, chia sẻ, cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” cũng khó tránh khỏi. Trong số 37 HDV của Nghệ An vừa được cấp thẻ mới, chỉ có 4 HDV là nữ  đã nói lên tính khắc nghiệt của nghề này”.

Khó “giữ chân” HDV

Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An mới có vài cơ sở đào tạo chuyên ngành HDV như ĐH Vinh, Trường CĐ nghề du lịch - thương mại..., với gần 200 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành HDV mỗi năm, nhưng số người dấn thân theo nghề rất ít. Lý do vì sao? Trước hết, áp lực từ nghề. Thêm nữa, yêu cầu khắt khe về trình độ hiểu biết (văn hóa, lịch sử, ngoại ngữ...). Ngoài ra còn đòi hỏi về năng khiếu và ngoại hình...

Ông Võ Hồng Sáng - HDV của Trung tâm Du lịch lữ hành Trường Sơn - cho rằng, ngoài vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa đất nước còn phải am hiểu về văn hóa các nước khác. Người HDV phải nhanh nhạy, hoạt bát, xử lý linh hoạt mọi tình huống, phải có năng khiếu  ca hát, nhảy múa, kể chuyện, nhất là cách gợi chuyện, làm khách hài lòng, vui vẻ... Để có được HDV giỏi, các trung tâm lữ hành tuyển chọn kỹ lưỡng và phải kỳ công đào tạo lại bằng thực tế, gửi đi đào tạo thêm về ngoại ngữ và kinh nghiệm tại các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước. Thế nhưng khi thành HDV giỏi, các trung tâm lữ hành lại chịu một áp lực lớn là khó “giữ chân” họ. Lý do thật dễ hiểu, bởi cơ chế thị trường, mức thu nhập khá hấp dẫn của HDV từ các thành phố lớn “mời gọi”. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất của tình trạng vừa thiếu vừa yếu nguồn nhân lực du lịch ở Nghệ An.

Trình độ của các HDV ở Nghệ An hiện nay còn thấp, mới 60% có trình độ đại học, còn tới 40% là trình độ từ trung cấp đến cao đẳng; trong số 120 HDV, có tới gần 1/3 là HDV tự do hoặc dưới dạng cộng tác viên.

Thanh Tú

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

DIFF 2025 mang thông điệp Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới

Năm 2025: Việt Nam phấn đấu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế

Khai trương tàu La Reine tại Đà Lạt: Trải nghiệm du lịch đặc sắc và thú vị

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Du lịch 6 tỉnh khu vực miền Trung thu hút gần 20 triệu lượt khách trong năm 2024

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024