Nguồn cung dầu bị cảnh báo thiếu hụt; Mỹ có động thái mới về chính sách xuất khẩu LNG
Nguồn cung dầu bị cảnh báo thiếu hụt
Theo bà Hollub, khoảng 97% lượng dầu được sản xuất hiện nay được phát hiện trong thế kỷ 20. Và thế giới đã thay thế chưa đến 50% lượng dầu thô được sản xuất trong 10 năm qua. Vì vậy, thị trường dầu sẽ thiếu nguồn cung trong vài năm nữa. “Thế giới không thể thay thế kịp lượng dầu thô dự trữ hiện tại”, bà Hollub nhấn mạnh.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cảnh báo căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và các cuộc tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại và đẩy giá dầu lên cao |
Giám đốc Occidental cho rằng, hiện tại, thị trường “vàng đen” đang dư thừa nguồn cung. Tình trạng này đã kiềm chế giá dầu bất chấp tình hình xung đột tại Trung Đông. Trong khi, Mỹ, Brazil, Canada và Guyana đã nâng sản lượng dầu lên các mức cao kỷ lục trong khi nhu cầu chậm lại do sự suy yếu kinh tế ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo bà Hollub triển vọng cung cầu trên thị trường dầu sẽ đảo chiều vào cuối năm 2025. “Thị trường dầu sẽ bị thâm hụt nguồn cung, trừ khi OPEC bỏ chính sách cắt giảm sản lượng hiện tại và gia tăng nguồn cung”, bà Hollub nhận định.
Mỹ có động thái mới về chính sách xuất khẩu LNG
Mới đây, trợ lý Bộ trưởng Tài nguyên Năng lượng Mỹ, ông Geoffrey Pyatt cho biết, các đồng minh của nước này đã được trấn an về việc Chính quyền ông Biden tạm dừng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu được phép hiện tại.
“Tôi nhận thấy các đồng minh có xu hướng nhanh chóng yên tâm khi chúng tôi giải thích cho họ biết, đó là sự tạm dừng, chứ không phải là một sự đảo ngược. Chính sách này sẽ không có tác động đến việc xuất khẩu LNG hiện được phép”, ông Pyatt nói.
Trước đó, Mỹ thông báo sẽ tạm ngừng cấp phép cho các cơ sở xuất khẩu LNG mới, để đánh giá về tác động của các dự án này đối với biến đổi khí hậu, nền kinh tế và an ninh quốc gia.
Cụ thể, các dự án xuất khẩu LNG sang các nước không có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ sẽ bị tạm dừng cho đến khi Bộ Năng lượng cập nhật đánh giá về tác động đối với kinh tế và môi trường của các dự án.
Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu LNG, kim ngạch dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 với 7 cơ sở khai thác LNG xuất khẩu và 5 cơ sở đã được phê duyệt, đang trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, có 17 dự án đang xin cấp phép. Các quan chức chính phủ cam kết việc tạm dừng sẽ không gây tổn hại cho các đồng minh theo quy tắc miễn trừ an ninh quốc gia trong trường hợp các nước này cần thêm LNG.