Người gửi tiền thời điểm này đang có lợi
Mặt bằng lãi suất tăng đáng kể
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức bổ sung hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng thương mại với mức phân bổ rải đều từ 0,7% - 4%, tùy theo xếp hạng của từng ngân hàng và một số yếu tố khác theo định hướng của Chính phủ. Trong đợt điều chỉnh lần này, mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2%.
Dù mức điều chỉnh thấp hơn so với các kỳ vọng của thành viên trên thị trường, nhưng lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng vẫn nhích lên trong bối cảnh tăng trưởng huy động vốn chậm hơn mức tăng của tín dụng. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy đến hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng gần 10%, trong khi tăng trưởng huy động vốn ở mức chưa tới 5% (thống kê công bố tính đến cuối tháng 6).
Nhiều người gửi tiết kiệm tháng 9/2022 cho biết tiếp tục được hưởng mức lãi suất cao hơn sau khi tái tục hoặc mở tài khoản tiết kiệm mới. Trong vài tháng qua, xu hướng tăng lãi suất huy động chưa dừng lại, người gửi tiền cũng lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh để “gửi gắm” khoản đầu tư của mình.
Theo ghi nhận, hiện mặt bằng lãi suất huy động đã tăng đáng kể so với năm ngoái. Trừ lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank ổn định quanh 5,6%/năm cho các kỳ hạn gửi dài trên 12 tháng; lãi suất tại nhiều ngân hàng thương mại khác đều vượt 6%/năm và mức lãi suất trên 7% cũng xuất hiện nhiều hơn ở các ngân hàng. Mới nhất, Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm tăng lên ở các kỳ hạn tùy theo số tiền gửi. Với khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại quầy từ 300 triệu đồng đến dưới 3 tỉ đồng, lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 4%/năm; kỳ hạn 6 tháng lên 6,2%/năm; kỳ hạn 12 tháng là 6,4%/năm, kỳ hạn từ 24-36 tháng đến 6,5%/năm … Hiện lãi suất huy động cao nhất đang được VIB áp dụng cho khách hàng tham gia sản phẩm Tiền gửi iDepo với mức lãi suất cao nhất lên đến 7,2%/năm.
Ngân hàng đa dạng kênh gửi và tặng thêm lãi suất cho khách gửi tiền
Khách hàng có nhiều lựa chọn kênh gửi tiền thuận tiện theo nhu cầu, từ gửi trực tiếp tại quầy đến gửi trực tuyến qua website hay ứng dụng số của các ngân hàng. Tại những ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản phẩm dịch vụ như VIB, lãi suất gửi trực tuyến sẽ cao hơn các hình thức khác tùy theo kỳ hạn và khoản tiền gửi, trong đó lãi suất gửi cao nhất lên tới 6,7%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 24-36 tháng cho các khoản tiền gửi trên 3 tỉ đồng. Đây là mức lãi suất khá hấp dẫn so với mặt bằng chung ở thời điểm hiện tại.
Chưa hết, một số ngân hàng còn áp dụng chính sách tặng thêm lãi suất, đặc biệt là với các khách hàng sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Chẳng hạn khách hàng có thể được cộng thêm đến 0,4% lãi suất khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại VIB. Cụ thể, khách hàng cá nhân sử dụng Gói tài khoản VIB Sapphire sẽ được cộng thêm 0,2%/năm khi gửi tiết kiệm trực tuyến có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên cho mọi mức tiền; hoặc 0,2%/năm khi gửi tiết kiệm tại quầy có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, giá trị tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên.
Với Gói tài khoản ưu tiên VIB Diamond, khách hàng cá nhân sẽ được cộng thêm 0,4%/năm khi gửi tiết kiệm trực tuyến có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên cho mọi mức tiền. Và cộng thêm 0,4%/năm khi gửi tiết kiệm tại quầy có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, giá trị tiền gửi từ 3 tỷ đồng.
Với Gói tài khoản ưu tiên MSME Reserved, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được cộng thêm 0,2%/năm khi gửi tiết kiệm tại quầy có kỳ hạn từ 06 tháng, giá trị tiền gửi từ 300 triệu đồng.
Hiện tại là thời gian tốt để gửi tiếp kiệm. Bên cạnh đó, để tối đa quyền lợi, người gửi tiền nên tận dụng việc sử dụng các gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để được hưởng mức lãi suất tại tốt hơn rất nhiều so với việc chỉ gửi tiết kiệm thông thường.