Thứ bảy 10/05/2025 18:33

Người bệnh tự mua thuốc, vật tư y tế được bảo hiểm y tế hoàn tiền trong trường hợp nào?

Người bệnh được chẩn đoán, kê đơn, chỉ định thuốc, vật tư y tế nhưng không sẵn có tại cơ sở khám chữa bệnh, tự mua bên ngoài sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán.

Đây là đề xuất được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Thông tư quy định thanh toán trực tiếp chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Dự thảo được xây dựng trong bối cảnh tình trạng thiếu thuốc kéo dài, để người dân đi khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế phải tự mua thuốc điều trị.

Theo dự thảo Thông tư của Bộ Y tế người bệnh phải đi mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài khi bệnh viện thiếu, sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán, thay vì phải bỏ tiền túi như hiện nay

Bà Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, theo dự thảo này, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trực tiếp cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế hoặc thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế cho cơ sở khám, chữa bệnh nếu có đủ 3 điều kiện.

Cụ thể, người bệnh phải đáp ứng đủ các điều kiện: Thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn thuộc phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; người bệnh được chẩn đoán, kê đơn và chỉ định thuốc, vật tư y tế nhưng tại thời điểm sử dụng hoạt chất thuốc, vật tư y tế không sẵn có tại cơ sở khám chữa bệnh; không sẵn có vật tư y tế phù hợp mà người bệnh được chỉ định sử dụng.

Tuy nhiên, dù có đủ 3 điều kiện trên, nhưng không phải bệnh nhân mua tại nhà thuốc nào cũng được thanh toán, mà phải mua ở các nhà thuốc đã trúng thầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào đó.

Để được thanh toán, người bệnh hoặc thân nhân người bệnh xuất trình với cơ quan bảo hiểm xã hội đơn thuốc, vật tư y tế đã được bác sĩ chỉ định cùng hóa đơn mua thuốc, vật tư y tế.

Chi phí cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp cho người bệnh bằng với chi phí được ghi trên hóa đơn hợp pháp của người bệnh mà nhà thuốc bệnh viện hoặc đơn vị cung ứng cung cấp và theo mức hưởng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, dự thảo thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, bệnh viện có trách nhiệm thực hiện đấu thầu mua sắm, bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh. Trường hợp bệnh viện không có đủ thuốc cung ứng cần chuyển người bệnh đến cơ sở có đủ điều kiện cung cấp thuốc, vật tư. Nếu không chuyển, bệnh viện có trách nhiệm hướng dẫn người bệnh mua thuốc bảo đảm chất lượng và thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội về trường hợp người bệnh tự mua.

Trước đó, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, theo quy định, cơ sở khám, chữa bệnh phải đảm bảo đủ thuốc, không để người bệnh phải mua bên ngoài trong thời gian điều trị nội trú. Nếu cho người bệnh tự mua sẽ có nhiều nguy cơ về chất lượng, an toàn; rủi ro lạm dụng chỉ định hoặc bệnh nhân mua phải giá cao, khó xác định trong thanh toán. Vì vậy, Bộ Y tế đã giao Vụ Bảo hiểm Y tế xây dựng thông tư đảm bảo quyền lợi cho người hưởng bảo hiểm y tế phải mua thuốc bên ngoài.

Nhật Lê
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe