Thứ hai 23/12/2024 01:35

Ngư dân Khánh Hòa đồng lòng nỗ lực gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vươn khơi bám biển, ngư dân Khánh Hòa nghiêm túc chấp hành các quy định, chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Những ngày này, ngư dân Khánh Hòa vẫn vươn khơi bám biển. Sau hàng chục ngày lênh đênh, tàu trở về cập cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang) với khoang lạnh đầy ắp cá ngừ đại dương.

Ông Huỳnh Văn Trương (SN 1983) chủ tàu cá 420 CV vừa chỉ tay bảo các thuyền viên dùng ròng rọc đưa những con cá ngừ đại dương lên bờ, vừa cho biết chuyến đi lần này kéo dài gần 1 tháng, thu được hơn 50 con cá ngừ đại dương, chưa kể các loại cá, mực khác.

Khoảng 20 ngày trước, ông Trương cùng 5 thuyền viên chuẩn bị hơn 3.000 lít dầu, hàng trăm cây đá,… làm thủ tục xuất hành ra khơi, hướng về vùng biển Trường Sa, mục tiêu bắt cá ngừ đại dương. “Suốt hành trình, mọi người đều ghi lại nhật ký khai thác, mở thiết bị giám sát hành trình. Chúng tôi tuân thủ phương châm "đi khai về trình", một lòng gỡ thẻ vàng IUU’, ông Trương quyết tâm.

Cách đó không xa, tàu đánh bắt xa bờ 400 CV, dài hơn 16m của ông Nguyễn Văn Hiển (SN 1977) cũng mới cập cảng, thuyền viên đang phun nước làm sạch xung quanh tàu trong lúc chờ thương lái. Lần này, tàu của ông thu về khoảng 2 tấn cá ngừ đại dương, ai nấy đều phấn khởi.

Ông Hiển nói, trước khi tàu về bờ đã thông báo cho Ban quản lý cảng cá và trình bày nhật ký ghi chép. Suốt hành trình đánh bắt, ông cũng như thuyền viên tuân thủ các quy định, chỉ hoạt động trong khu vực biển được phép khai thác. "Tôi mong cơ quan nhà nước có nhiều phương án hỗ trợ ngư dân yên tâm ra khơi", ông Hiển chia sẻ.

Để đưa cá ngừ lên bờ, nhiều khi phải cần 2-3 người hợp sức. Trung bình, mỗi con cá ngừ nặng 40-50kg, có con tới hơn 65kg.

Theo các ngư dân, có những người chuyên đứng ra nhận bốc vác cá. Tuy nhiên, nghề bốc vác cá thuê khá bấp bênh, hôm nào nhiều tàu thì mỗi người thu nhập được vài trăm nghìn, còn tàu về ít thì 'đói'.

Tại cảng, chủ tàu chỉ bán sỉ cho doanh nghiệp, không bán lẻ cá ngừ. Do đó, khi cá cập cảng, nhân viên kỹ thuật của công ty thu mua tới cân, kiểm tra chất lượng thịt cá tại chỗ.

Qua kiểm tra, từng con cá sẽ được phân loại để đưa về công ty chế biến. Cá ngừ đang được mua với giá trung bình 110.000 đồng/kg.

Sau khi cân, cá được xếp gọn gàng trong xe đông lạnh với đá xay nhuyễn để ướp đảm bảo độ tươi trước khi vận chuyển.

Cảng Hòn Rớ là một trong những cả cá lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ, mỗi ngày, có hàng trăm tàu lớn nhỏ ra vào cảng. Ngoài cá ngừ đại dương, nơi đây còn đa dạng với các loại hải sản khác.

Theo ông Nguyễn Văn Ba - phó Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ, mỗi ngày có hơn 22 tàu cá đánh bắt xa bờ cập cảng, nhân viên Ban quản lý đều đến kiểm tra hành trình tàu cá đang hoạt động trên biển và tiếp nhận thông tin, hành trình nhật ký của ngư dân, đồng thời cùng giám sát ghi lại số trọng lượng các tàu đã đánh bắt cân cho thương lái.

Trước khi rời cảng, ngư dân cũng khai báo với đơn vị liên quan về hành trình đánh bắt, mở thiết bị giám sát và ghi chép lại nhật ký hành trình đánh bắt, sản lượng của tàu để nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU.

Lực lượng chức năng kiểm tra nhật ký tàu cá

Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có gần 3.200 tàu cá, trong đó, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác xa bờ là 700 chiếc.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Khánh Hòa (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh), hiện có 665/669 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS. Đã kiểm tra hơn 3.140 lượt tàu cập cảng; tổng sản lượng thủy hải sản qua cảng là hơn 46.400 tấn. Kiểm tra hành chính 135 tàu, xử phạt hành chính 66 phương tiện với số tiền hơn 825 triệu đồng.

Để tháo gỡ "thẻ vàng" IUU, đơn vị liên tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát hồ sơ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Khánh Hòa

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững