Ngoại thương Việt Nam 5 năm gia nhập WTO: Hướng tới tương lai

Ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO sau hơn 11 năm kiên trì chinh phục dầy đặc những nấc thang trên hành trình truân chuyên này...

CôngThương - Lợi ích bước đầu

5 năm qua, dù tình hình biến động phức tạp khó lường, đặc biệt là hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô Việt Nam cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tăng lên. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển.

Hoạt động kinh tế đối ngoại, nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường thông suốt với 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu (XK) liên tục tăng trưởng. Với tổng kim ngạch XK năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, thì tốc độ tăng trưởng XK bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,2%, cao hơn 1,2% so với Nghị quyết của Quốc hội về mức tăng trưởng XK của giai đoạn này. Kim ngạch XK bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là 559,2 USD/người. 10 tháng 2011 XK đạt 78 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2010. Theo đà diễn biến này, có thể khẳng định, năm 2011 XK sẽ vượt năm 2010 ngoạn mục. Cơ cấu XK đã chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, có hàm lượng công nghệ, chất xám cao, giảm dần hàng thô.

Đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam XK đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc.... Cũng trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần lượt theo kim ngạch từ lớn đến nhỏ là: Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường Việt Nam xuất siêu là Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin vui rằng, sẽ cân bằng xuất - nhập.

Những dịch vụ bổ trợ XNK như: Tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, giao nhận, vận tải, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất... phát triển cả về chiều rộng và bề sâu, nhiều loại hình mới, số đơn vị tham gia tăng dần, doanh thu càng lớn.

Đóng góp của XK vào GDP ngày càng nhiều

Nhập khẩu (NK) tăng đều đặn qua các năm, song tỷ lệ nhập siêu đã giảm, nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nhập siêu năm 2007 là 29,2%, xuống 28,6 % năm 2008, năm 2010 xuống còn 17,3%, 10 tháng 2011 chỉ còn 10,4%, nhiều khả năng cả năm 2011 sẽ thấp hơn mức Quốc hội cho phép (16%).

Điều quan trọng là trong cơ cấu NK, tỷ trọng hàng tiêu dùng chỉ chiếm từ 3-5%. Máy móc, nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Đã làm tốt hơn việc quản lý những mặt hàng cần kiểm soát, cần hạn chế NK. Việc mở rộng thị trường, các nhà NK Việt Nam có nhiều sự lựa chọn nhập được những hàng hợp lý, hiệu quả nhất.

Đồng hành với hoạt động XNK còn có việc mở nhiều khu kinh tế cửa khẩu. Việc ra đời và phát triển hình thái này vừa thêm cổng để hàng hóa vào, ra thêm gần, vừa thể hiện thiện chí của Việt Nam luôn rộng cửa đón bạn bè bốn phương để hợp tác đầu tư, phát triển du lịch.

Hội nhập về xúc tiến thương mại (XTTM ) với cộng đồng quốc tế ngày càng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các đồng nghiệp từ những nền kinh tế có kinh nghiệm, tiềm lực. Công tác XTTM ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời tăng cơ hội quảng bá hình ảnh và vị thế hàng hóa Việt Nam mạnh dạn bước vào thương trường quốc tế.

Tồn tại

Tuy vậy, lợi ích từ việc gia nhập WTO đối với hoạt động chưa được như mong muốn. Cơ thể ngoại thương nước ta vẫn còn yếu kém, chưa thể hấp thụ, chuyển hóa những cơ may thành hiện thực, đào thải hết những vẩn đục do hội nhập mang vào. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa nước ta ở cả 3 cấp quốc gia, ngành hàng, doanh nghiệp còn kém, thể hiện giá thành còn cao, phẩm cấp thấp so với chuẩn quốc tế, chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Chưa chủ động phát huy mọi nguồn lực bằng chính sách ổn định, hệ thống pháp lý đồng bộ, khuyến khích các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô, quản trị sản xuất, kinh doanh và thực hành trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương còn bất cập so với yêu cầu trình độ khu vực và quốc tế. Khả năng nhận biết các nguy cơ gặp phải các rào cản và những biện pháp để hóa giải các rào cản còn lúng túng. Mở cửa thị trường trong nước nhưng chưa thiết lập hàng rào kỹ thuật ngăn chặn thâm nhập những tiêu cực từ bên ngoài.

Hướng tới tương lai

Để có thể tận dụng tối đa những lợi ích từ việc gia nhập WTO, theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là thực hiện chuyển dịch tái cấu trúc sản xuất, đầu tư hướng mạnh vào XK; áp dụng đồng bộ các biện pháp khuyến khích thúc đẩy XK. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về các rào cản, tăng năng lực giải tỏa các rào cản. Đẩy mạnh xúc tiến XK tới tất cả các thị trường đã được mở, tận dụng triệt để các lợi ích của các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực. Củng cố thế đứng tại các thị trường trọng điểm bằng những mặt hàng chủ lực, tiềm năng.

Xây dựng hàng rào kỹ thuật để quản lý NK chặt chẽ, không trái với định ước quốc tế. Đẩy mạnh sản xuất trong nước thay thế hàng NK. Cập nhật thông tin, nâng cao chất lượng phân tích, trách nhiệm dự báo để đối phó kịp thời diễn biến trước mắt cũng như đặt kế sách lâu dài.

Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao tính hiệu quả của hệ thống chính sách, bộ máy. Thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO. Hoàn thiện các yếu tố kinh tế thị trường, các loại hình thị trường, để được công nhận có nền kinh tế thị trường trước hạn 31/12/2018. Ngoài ra, vấn đề đào tạo đội ngũ quản lý, chuyên gia tư vấn, chuyên viên kinh doanh thành thạo theo chuẩn khu vực và quốc tế cũng không thể nhắc tới.

Nguyễn Duy Nghĩa

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Làn sóng phản đối Israel tại Mỹ có làm giảm phiếu bầu Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Làn sóng phản đối Israel tại Mỹ có làm giảm phiếu bầu Tổng thống Joe Biden?

Triển vọng “mờ mịt” của thỏa thuận khí đốt Nga - Ukraine

Triển vọng “mờ mịt” của thỏa thuận khí đốt Nga - Ukraine

Chiến sự Israel-Hamas 25/5/2024: Ai Cập và Mỹ nhất trí nỗ lực tạo bước đột phá trong đàm phán về Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 25/5/2024: Ai Cập và Mỹ nhất trí nỗ lực tạo bước đột phá trong đàm phán về Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 25/5/2024: ICJ có thể yêu cầu Israel chấm dứt xung đột ở Dải Gaza?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 25/5/2024: ICJ có thể yêu cầu Israel chấm dứt xung đột ở Dải Gaza?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/5/2024: NATO muốn Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/5/2024: NATO muốn Ukraine tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga?

Thúc đẩy đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật bản

Thúc đẩy đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật bản

Ngày châu Phi 2024: Hướng tới xây dựng Việt Nam - châu Phi thịnh vượng, gắn kết

Ngày châu Phi 2024: Hướng tới xây dựng Việt Nam - châu Phi thịnh vượng, gắn kết

Chiến sự Nga-Ukraine 25/5/2024: NATO ủng hộ Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, nhưng không tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 25/5/2024: NATO ủng hộ Ukraine dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga, nhưng không tham chiến

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump kiếm được hàng triệu đô la ở Texas?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Điều gì giúp ông Donald Trump kiếm được hàng triệu đô la ở Texas?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Người Mỹ lo ngại xung đột có thể xảy ra sau bầu cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Người Mỹ lo ngại xung đột có thể xảy ra sau bầu cử

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/5/2024: Ukraine đưa quân sang Kharkov, mặt trận miền Đông bị xuyên thủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/5/2024: Ukraine đưa quân sang Kharkov, mặt trận miền Đông bị xuyên thủng

Chiến sự Israel-Hamas 24/5/2024: Nga nhắc lại quan điểm về công nhận Palestine; Giám đốc CIA xem xét đàm phán với Hamas

Chiến sự Israel-Hamas 24/5/2024: Nga nhắc lại quan điểm về công nhận Palestine; Giám đốc CIA xem xét đàm phán với Hamas

Chiến sự Nga-Ukraine 24/5/2024: Nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần hơn; Phương Tây hạn chế đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 24/5/2024: Nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần hơn; Phương Tây hạn chế đưa quân tới Ukraine

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường

Xung đột ở Dải Gaza và những hệ lụy khó lường

Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong xung đột vũ trang

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Chiến sự Israel-Hamas ngày 23/5/2024: Ai Cập thay đổi đề xuất ngừng bắn; Nhà nước Palestine tiếp tục được công nhận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump gặp bất lợi trước phán quyết của tòa án?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump gặp bất lợi trước phán quyết của tòa án?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/5/2024: Nga giành quyền kiểm soát làng Kleshcheevka

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/5/2024: Nga giành quyền kiểm soát làng Kleshcheevka

Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới

Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump tạm ''vượt qua'' Tổng thống Joe Biden về số tiền gây quỹ

Xem thêm