Thứ hai 12/05/2025 11:17

Nghiên cứu mới: Ánh nắng mặt trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2

Kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí học thuật về Các bệnh truyền nhiễm (The Journal of Infectious Diseases) cho thấy ánh nắng Mặt Trời có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Vancouver, Canada ngày 20/5/2020.

Theo phóng viên tại New York, tờ Newsweek của Mỹ số ra ngày 22/5 đưa tin, để tìm hiểu xem virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại như thế nào trong điều kiện giống như ngoài trời, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm với một thiết bị mô phỏng ánh sáng Mặt Trời tự nhiên trong phòng thí nghiệm đã được điều chỉnh để có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Virus được nuôi trong môi trường phòng thí nghiệm và trong một chất lỏng nhân tạo giống với nước bọt của con người. Sau đó, các mẫu virus thí nghiệm đươc phơi trên các tấm thép không gỉ. Các tấm thép có nhiễm virus này được treo trong phòng thí nghiệm và được chiếu ánh sáng mô phỏng ánh nắng Mặt Trời từ 2 - 18 phút. Một số tấm thép có nhiễm virus khác được để trong bóng tối trong khoảng 60 phút.

Kết quả cho thấy các tia cực tím B đã vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2. Trong điều kiện mô phỏng ánh sáng Mặt Trời giữa trưa của ngày dài nhất trong năm ở 40 độ vĩ Bắc, 90% virus trong nước bọt đã bị vô hiệu hóa chỉ sau 6,8 phút. Trong khi đó, ánh sáng Mặt Trời mô phỏng ngày đông chí ở cùng vĩ độ cũng đã tiêu diệt virus trong nước bọt sau khoảng 14,3 phút. Ngược lại, những virus phơi trên tấm thép đặt trong bóng tối thì hầu như không có thay đổi gì.

Cũng theo nghiên cứu trên, virus SARS-CoV-2 bị vô hiệu hóa nhanh gấp 2 lần khi ở trong nước bọt hơn là trong môi trường nuôi cấy, tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra lý do giải thích rõ điều này. Ngoài ra, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 có thể giảm đáng kể ở môi trường bên ngoài có ánh nắng Mặt Trời chiếu trực tiếp. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng ánh nắng Mặt Trời tự nhiên có tác dụng như chất khử trùng đối với những bề mặt không xốp bị nhiễm khuẩn.

Theo giáo sư Ron Eccles thuộc ĐH Cardiff của Anh, kết quả nghiên cứu trên rất thú vị và góp phần giúp các nhà khoa học hiểu thêm về tác dụng của tia cực tím ngoài trời trong việc tiêu diệt virus. Nhiều năm qua, giới khoa học vẫn biết rằng tia cực tím có thể vô hiệu hóa nhiều loại virus và vi khuẩn, vì vậy nó đã được sử dụng rộng rãi để khử trùng phòng mổ ở các bệnh viện.

Theo Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Coteccons công bố áp dụng AI cho gói thầu 500 tỷ đồng

CEO NVIDIA nói gì về công nghệ chip quang tiết kiệm điện?

Sắp có cơ chế đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Phát hiện mới về năng lượng hạt nhân ứng dụng cho hàng hải

Trung Quốc đạt bước tiến về phát triển 'mặt trời nhân tạo'

Nhật Bản đưa vật liệu siêu dẫn vào pin thế hệ mới

Triển lãm CES: Trải nghiệm sạc nhanh điện thoại trong 2 giây

4 doanh nghiệp chiến thắng giải thưởng phát triển bền vững

Siêu máy tính 3.000 USD của NVIDIA gây ấn tượng tại CES

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

2 dự án Khởi nghiệp Quốc gia có cơ hội nhận giải thưởng 100.000 USD

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Nâng cao độ tin cậy trong cung cấp điện cho các ứng dụng quan trọng

Nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao là cơ hội để hacker gia tăng tấn công

Số hóa trong lĩnh vực công nghiệp - bài toán cho các nhà sản xuất

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Vietnam Martech Day 2024: Hợp nhất công nghệ, hướng tới tương lai

Sau 15 ngày ra mắt chính thức, đã có 3 triệu người sử dụng mạng 5G