Thứ hai 30/12/2024 02:10

Nghịch lý ngành điều

Mặc dù là nước xuất khẩu (XK) điều lớn nhất thế giới, nhưng sản xuất hạt điều trong nước chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu và đang có dấu hiệu giảm sản lượng. Nếu không đẩy mạnh đầu tư, giống, tái canh, chế biến sâu, ngành điều sẽ tụt dốc.  
Đầu tư chế biến sâu để gia tăng giá trị hạt điều

Nhập khẩu 70% nguyên liệu

Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Việt Nam đã trở thành nước có kim ngạch XK điều nhân số 1, chế biến đứng thứ 2 và đứng thứ 3 thế giới về năng suất và sản lượng. Năm 2016, ngành điều Việt Nam XK 347.000 tấn điều, đạt kim ngạch 2,84 tỷ USD... Tuy nhiên, hiện sản lượng điều trong nước mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu của hơn 300 doanh nghiệp (DN) chế biến XK. Các DN chế biến nhập khẩu (NK) điều nguyên liệu ngày càng tăng từ các nước như Campuchia, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà… Năm 2016, Việt Nam NK hơn 1,1 triệu tấn điều thô, làm giá thành sản phẩm tăng cao nhưng chất lượng không ổn định.

Lý giải nguyên nhân khiến NK điều nguyên liệu tăng cao, ông Nguyễn Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn -NN&PTNT) - cho biết, diện tích và năng suất điều có xu hướng giảm. Năm 2005, Việt Nam có trên 400.000 ha, hiện nay chỉ còn khoảng 300.000 ha; bên cạnh đó, năng suất điều giảm liên tục, đến cuối tháng 8/2017, năng suất điều bình quân cả nước là 7,55 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha so với năm 2016; sản lượng điều năm 2017 đạt trên 214,3 nghìn tấn, giảm gần 95 nghìn tấn so với năm 2016.

Chuyên gia phân tích thị trường Lê Văn Liền nhận định, trong khi ngành điều mang lại giá trị kinh tế cao xấp xỉ 3 tỷ USD/năm, nhưng nguồn lực đầu tư cho ngành điều lại chưa tương xứng. Điều này khiến ngành điều chưa phát huy hết tiềm năng và đang đối diện với khó khăn lớn. Sản lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp, thu nhập từ điều không cao, giá trị gia tăng thấp, nhiều diện tích điều bị thoái hóa hoặc bị chuyển đổi sang cây trồng khác.

Cần giải pháp đồng bộ

Nhiều chuyên gia cho rằng, năng suất điều có thể tăng 30 - 40% nếu áp dụng đồng bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong canh tác, đây là một trong những giải pháp đột phá để phát triển ngành điều. Bên cạnh đó, Việt Nam muốn thành "thủ phủ" điều thì phải có chính sách rõ ràng hơn từ cơ quan quản lý.

Để phát triển ngành điều bền vững, ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam - cho rằng, việc xây dựng vùng nguyên liệu và đặc biệt là đầu tư chế biến sâu sản phẩm hết sức quan trọng. "Năm nay, dự kiến ngành điều XK đạt 3,2 - 3,5 tỷ USD, do đó mục tiêu 5 - 10 năm tới, kim ngạch XK ngành điều đạt 5 tỷ USD không khó. Tuy nhiên, hạt điều ở siêu thị nhập về bán 20 USD, trong khi XK chỉ với giá hơn 10 USD. Nếu không chế biến sâu, chúng ta sẽ thua" - ông Thanh nói.

Theo ông Nguyễn Khắc Hải - Tổng giám đốc Tập đoàn PAN - để tháo gỡ khó khăn, tồn tại của ngành điều, cần phải giải quyết đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm. Đối với đầu vào, cần thực hiện tái canh theo phương án "vết dầu loang, cuốn chiếu".

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định, ngành điều Việt Nam còn nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt dự báo nhu cầu tiêu thụ điều của thế giới sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và gia tăng giá trị toàn cầu, ngành điều Việt Nam không chỉ tập trung vào chế biến sâu, phát triển thị trường mà cần quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu, đưa giống điều mới vào sản xuất, thực hiện tái canh cây điều để tăng năng suất, sản lượng.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới