Thứ tư 06/11/2024 06:28

Nghệ nhân - nòng cốt bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Những nghệ nhân, già làng là nòng cốt, có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng góp không nhỏ trong việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số.

Dưới sự tác động của đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế, bùng nổ thông tin hiện nay, sự giao thoa, du nhập văn hóa của các vùng miền đang có những tác động không nhỏ tới văn hóa dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu sốđứng trước nguy cơ mai một. Không gian văn hóa bị tác động, người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có xu hướng thờ ơ với văn hóa truyền thống, ít quan tâm đến việc bảo tồn các phong tục, tập quán, các lễ nghi tín ngưỡng, các lễ hội, nghề truyền thống...

Nghệ nhân là nòng cốt bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số

Vì vậy nếu không có giải pháp bảo tồn phù hợp, sẽ bào mòn di sản văn hóa dân tộc của đồng bào. Cụ thể là hiện nay một số phong tục, tập quán mang nét đẹp văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số đang bị biến tướng, không phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống.

Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay cần có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân người dân tộc thiểu số - những người lưu giữ một kho tàng đồ sộ về tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Đây cũng chính là đội ngũ chủ chốt để truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ðứng trước những thách thức của quá trình phát triển, đội ngũ người có uy tín trong cộng đồng, những nghệ nhân, các già làng, trưởng bản, là sợi dây níu giữ các yếu tố bản địa, đặc trưng và sắc thái văn hóa riêng của dân tộc mình không bị hòa tan. Việc nhìn nhận đúng vai trò của nghệ nhân trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng tộc người càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Với vai trò chủ thể sáng tạo của di sản văn hóa dân tộc, đồng thời là một thành viên trong cộng đồng, nghệ nhân có thể là những nghệ sĩ, những người thợ giỏi, nắm bí quyết nghề được cộng đồng tin tưởng. Cùng đó khả năng thực hành nghệ thuật diễn xướng và cả nghề truyền thống, những nghệ nhân miệt mài cống hiến, sáng tạo, truyền dạy điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống cho lớp cháu con.

Nghệ nhân truyền dạy nghề thủ công truyền thống cho con em

Đa số những nghệ nhân không sống được bằng nghề mà chủ yếu từ sự yêu nghề, tâm huyết, muốn bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy cho các thế hệ mai sau. Nhiều nghệ nhân lớn tuổi vẫn đau đáu, loay hoay tìm ra con đường để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là đối với nhóm dân tộc rất ít người.

Trong xây dựng đời sống văn hóa dân tộc thiểu số hiện nay, thông qua lao động, học tập, các nghệ nhân tiếp tục khẳng định vai trò, truyền đạt giúp người dân thay đổi nhận thức, bài trừ và đẩy lùi các hủ tục lạc hậu như ma chay nhiều ngày, tục cướp vợ, hôn nhân cận huyết... Họ còn nắm bắt tâm tư nguyện vọng và tham gia cùng cộng đồng tháo gỡ khó khăn, dạy dỗ, bảo ban thế hệ trẻ lòng tự hào và trách nhiệm về bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình, từ đó vận động mọi người chung tay xóa đói, giảm nghèo, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Ðể giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, bên cạnh vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước, các chính sách hiệu quả về bảo tồn văn hóa, di sản... cần có những cơ chế đặc thù đãi ngộ, động viên và tôn vinh đội ngũ nghệ nhân kịp thời, để họ phát huy mọi khả năng đóng góp cho công tác bảo tồn văn hóa truyền thống. Những chính sách này sẽ góp phần phát huy vai trò, tính sáng tạo của nghệ nhân trong bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, đồng thời giúp họ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác bảo tồn di sản cho đội ngũ kế cận.

Nhằm phát huy vai trò của nghệ nhân để họ thuận lợi trong hoạt động bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, cần thường xuyên tạo điều kiện để các nghệ nhân, người có uy tín giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách làm hay, mô hình hiệu quả trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc Việt Nam. Đồng thời giúp họ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của mình trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức được tầm quan trọng việc trao truyền cho thế hệ sau, thể hiện bản lĩnh thông qua việc lựa chọn và bảo vệ những giá trị di sản văn hóa tộc người, địa phương trước sự xâm lấn văn hóa.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ

Gia Lai: Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô sẽ diễn ra đầu tháng 11/2024

Khám phá truyện tranh Ehon Nhật Bản tại Hà Nội

Đề nghị công nhận ấn vàng ‘Hoàng đế chi bảo’ là bảo vật quốc gia

Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội sống dậy những ký ức hào hùng, rực rỡ cờ hoa qua hội họa

Nhạc phẩm 'Khi Tổ quốc cần' – Lời tri ân và khát vọng cống hiến

Kể chuyện 'Bàng ơi' tại nhà tù Hỏa Lò

Tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Người Hà Nội tháng năm ấy

Những hình ảnh đặc sắc tái hiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Ngày mai (7/10): Khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ 'Hà Nội và những Cửa ô'

Hàng nghìn đồng bào Chăm Ninh Thuận đón Lễ hội Kate

Hé lộ nhiều bí mật về Cụm tình báo H.63 anh hùng