Chủ nhật 22/12/2024 19:50

Nghệ nhân Nguyễn Lương Thành: Bền bỉ với nghề phục chế đồ thờ

Đối với người nghệ nhân, tình yêu nghề như một “chất keo” vĩnh cửu gắn bó họ với nghề, khiến họ làm nên những tác phẩm hoàn mỹ - Ông Nguyễn Lương Thành - nghệ nhân phục chế, chế tác đồ thờ, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ.

Đam mê chạm khắc, trùng tu, phục chế các di tích cổ

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Kinh Bắc, một trong những địa phương có nhiều làng nghề truyền thống trong cả nước. Bản thân gia đình nghệ nhân Nguyễn Lương Thành cũng có nghề truyền thống chạm khắc sơn son thếp vàng nên tình yêu với nghề chạm khắc dường như đã ngấm vào máu của ông.

Bắt đầu từ sự thích thú rồi chuyển thành niềm đam mê tìm hiểu, nghiên cứu các hoa văn, kỹ thuật điêu khắc ở các đình chùa khi còn đang công tác, công thêm cái “gen” có sẵn của “con nhà nòi”, dù qua 43 năm vừa đi bộ đội chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam hay khi phục viên về học tập, nghiên cứu và công tác tại tỉnh Bắc Ninh, nghệ nhân Nguyễn Lương Thành vẫn nhanh chóng nắm bắt được tính nghệ thuật trong điêu khắc gỗ và trở nên giỏi nghề. Ông tâm sự: Khi về nghỉ chế độ hưu trí cũng là lúc tôi say mê với nghề nhất. Trong 4 năm tôi được tín nhiệm giao phục chế nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa, lịch sử cao như: Đôi thùng sách của nho sinh khi tham dự thi thời Lê trưng bày tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội; 08 ngai gỗ mít, đôi hạc gỗ sơn son thếp bạc phủ hoàn kim thờ lý bát đế phục chế theo hiện vật cổ tại đình làng Dương Lôi, hiện được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh; đôi Long mã gỗ mít sơn mài giáp thêu phục cổ đền thờ Hàn Thuyên (Lương Tài) Di tích cấp quốc gia…

Nghệ nhân Nguyễn Lương Thành: Tình yêu nghề chính là “chất keo” giúp ông tiếp tục gắn bó lâu dài với công việc

Công trình tiêu biểu nhất của nghệ nhân Nguyễn Lương Thành là góp công xây dựng đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt nằm trong Khu du lịch, lịch sử - văn hóa Chiến tuyến Như Nguyệt tại xã Tam Giang và phục dựng từ đường Nguyễn Trung - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Bên cạnh đó, ông còn tham gia trùng tu và phục dựng nhiều công trình kiến trúc - văn hóa - lịch sử có giá trị. Ông Thành chia sẻ: “phục chế các sản phẩm đồ thờ đòi hỏi kỹ thuật chạm trổ phức tạp, tốn nhiều công sức như. Để làm cho giống các nét tinh xảo như xưa ngoài việc phải để ý, quan sát rồi, đôi khi còn cần phải có trí tưởng tượng phong phú nữa”.

Tâm trong tượng

Không chỉ say mê với nghề chạm khắc, trùng tu, phục chế các di tích cổ, nghệ nhân Nguyễn Lương Thành còn tâm huyết với việc tạc tượng truyền thần ​"có một không hai". Ông Thành tâm sự, nếu vẽ và nặn truyền thần, người thợ có thể sửa sai nhưng với tạc tượng truyền thần thì khác, chỉ một sai sót nhỏ cũng đủ làm cho cả bức tượng thành khúc gỗ bỏ đi. Từ bức ảnh trực diện, người nghệ nhân phải có óc tượng tượng ra cả hình khối đường nét, độ nông sâu, dày mỏng của nhân vật, ngoài ra họ còn cần một mẫn cảm đặc biệt và đặt tình cảm lên nhân vật của mình thì mới chạm trổ được thần thái của người đó.

Công việc tạc tượng truyền thần lâu nay đối với nghệ nhân Nguyễn Lương Thành chính là niềm hạnh phúc. Bởi vậy mà trong từng tác phẩm, ông luôn dồn hết tâm huyết để thực hiện. Tại xưởng, mỗi sản phẩm đều có bàn tay ông Thành vun đắp. Ông tâm niệm: “Tôi không thiên về kinh doanh nên không muốn chạy đua về ngày công mà chỉ muốn mỗi sản phẩm mình làm ra có giá trị về mặt nghệ thuật. Tôi tin cái tâm của người thợ sẽ làm cho mỗi bức tượng có hồn, trở nên gần gũi như thật chứ không chỉ là một khối gỗ vô tri”.

Không chỉ tự làm giàu từ lao động chân chính, nghệ nhân Nguyễn Lương Thành còn là ông thợ cả giữ vai trò quan trọng trong truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Tại cơ sở sản xuất của ông luôn có khoảng 70 thợ nghề. Dù đã ở tuổi ngoài lục tuần, nhưng nghệ nhân Nguyễn Lương Thành vẫn không ngại khó, ngại khổ. Đối với ông tình yêu nghề chính là “chất keo” giúp ông tiếp tục gắn bó lâu dài với công việc.

Hoàng Lan - Thu Trang

Tin cùng chuyên mục

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa