Thứ sáu 29/11/2024 06:33

Nghệ An: Quý I/2022 sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Trong tháng 3/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chỉ số một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước…

Chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Số liệu do Cục Thống kê Nghệ An công bố cho thấy, sản xuất công nghiệp quý I/2022 tiếp tục khởi sắc khi tỉnh này thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3/2022 tăng 10,89% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng và ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Trong đó ngành chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định vai trò dẫn dắt toàn ngành công nghiệp.

Cụ thể, công nghiệp khai khoáng tăng 49,99%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 31,33%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,29%.

Cũng trong tháng 3, sản phẩm sản xuất ra tăng so với cùng kỳ năm trước như: Đá xây dựng tăng 95,49%; tôn lợp tăng 48,83%; đá chế biến tăng 27,69%; bia đóng lon tăng 27,39%; bia đóng chai tăng 26,59%; quần áo không dệt kim tăng 25,81%; điện sản xuất trong tháng tăng 19,98%; clinke xi măng tăng 16,01%; ống thép Hoa Sen tăng 12,36%…

Nhiều ngành có chỉ số sản xuất tăng cao trong quý I/2022

Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát trở lại, nhiều doanh nghiệp có công nhân nghỉ nhiều do nhiễm Covid-19 làm xáo trộn tình hình sản xuất, ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu theo kế hoạch như: Vỏ hộp lon bia giảm 35,81%; loa BSE giảm 32,69%; vỏ bào, dăm gỗ giảm 26,02%; ống nhựa Tiền Phong giảm 17,12%; thùng carton giảm 6,08%…

Tính chung quý I/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,26% so với cùng kỳ. Trong đó: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ước tăng 24,97%; công nghiệp khai khoáng ước tăng 14,26%; công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 8,86%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải ước tăng 7,37%. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng do các doanh nghiệp đã dần khôi phục sản xuất kinh doanh sau khi ứng phó với dịch bệnh kéo dài.

Hiệp định EVFTA sẽ là đòn bẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn với những tác động to lớn lên kinh tế - xã hội của Việt Nam; một số nhà máy mới sau thời gian chạy thử đã có sản phẩm thương mại ổn định, tăng hàng xuất khẩu; các nhà máy xây mới đi vào hoạt động góp phần làm tăng một số sản phẩm công nghiệp.

Ngành Công Thương tháo gỡ khó khăn cho các dự án công nghiệp

Một số khó khăn vướng mắc còn tồn tại như tuyến giao thông từ Khu công nghiệp (KCN) Hoàng Mai 2 vào Nhà máy xi măng Tân Thắng (Quỳnh Lưu) vẫn còn 200m chưa được rải thảm, xảy ra sụt lún ảnh hưởng đến công tác vận chuyển của nhà máy.

Hay tại Cụm công nghiệp (CCN) Nghĩa Long, huyện Nghĩa Đàn, đại diện Công ty CP VIET HOME STONE phản ánh hệ thống cấp điện tại cụm công nghiệp thiếu ổn định, hay bị chập chờn và thường xuyên mất không báo trước. Hệ thống nước sạch, nước sản xuất chưa có dẫn đến doanh nghiệp trong tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đường giao thông trong cụm công nghiệp chưa hoàn thiện, vẫn còn đường đất trơn trượt, dễ xảy ra tai nạn.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động sản xuất những tháng tới đây, ngành công thương sẽ tổ chức đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp, nhà đầu tư để nắm bắt khó khăn, vướng mắc kịp thời tham mưu UBND tỉnh giải quyết.

Ông Phạm Văn Hóa - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết: Vừa qua ngành công thương tập trung tham mưu các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án sớm đi vào hoạt động trong năm 2022.

Ngoài ra, ngành sẽ thực hiện có hiệu quả và nâng cao công tác quản lý các quy hoạch, kế hoạch, đề án công nghiệp đã phê duyệt; đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung hỗ trợ khởi nghiệp, ưu tiên nguồn vốn tín dụng, nguồn kinh phí khuyến công,… để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

"Ngành Công Thương phối hợp với các ngành hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; phát triển thương mại điện tử. Thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết các vấn đề vận chuyển, thu mua nguyên liệuquan tâm đến đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi và hỗ trợ tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến…” - ông Phạm Văn Hoá chia sẻ.

Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh Hồ sơ điện gió ASIA Quỳnh Lưu và Dự án điện sinh khối tại huyện Đô Lương; phối hợp với UBND thị xã Hoàng Mai đẩy nhanh thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất 1,2ha để triển khai xây dựng một số hạng mục công trình của Nhà máy Hoa Sen Đông Hồi; tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện tuyến đường từ KCN Hoàng Mai II vào Nhà máy xi măng Tân Thắng...

Ông Phạm Văn Hoá cũng cho biết thêm, hiện nay Sở Công Thương phối hợp với huyện Thanh Chương, Nghi Lộc và doanh nghiệp hoàn thiện quy trình bổ sung quy hoạch CCN Thanh Tiên, CCN Đô Lăng 2. Cùng với đó, phối hợp với huyện Tân Kỳ và Công ty CP Đầu tư Cụm công nghiệp APG bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và báo cáo đầu tư mở rộng CCN Nghĩa Dũng. Thực hiện phối hợp các địa phương cập nhật, bổ sung quy hoạch một số CCN vào trong phương án phát triển CCN để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Lai Châu công bố các quyết định về công tác cán bộ

Hơn 200 gian hàng hội tụ tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Thu Đông 2024

Quảng Ninh phát triển kinh tế biển xanh bền vững gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Hơn 242 tỷ đồng ủng hộ, chung tay cùng tỉnh Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Lai Châu: Tập huấn công tác bảo vệ bí mật Nhà nước

Thanh Hóa: Nguyên nhân nào khiến các dự án hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp chậm tiến độ?

Quảng Ninh: Nâng tầm du lịch với hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng

Lai Châu: Tổ chức diễn đàn và tặng Bằng khen cho 10 thanh niên khởi nghiệp xuất sắc

Bình Dương: khởi công dự án chung cư dành cho người thu nhập trung bình

TP. Hải Phòng hướng đến phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Phát hiện một cá thể voi đi lạc giữa đồng bằng

Quảng Ninh: Đông Triều nỗ lực hướng tới môi trường xanh trong sản xuất, khai thác than

An Giang: Giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng