Thứ hai 23/12/2024 12:06

Nghệ An: Lưới điện nông thôn còn nhiều bất cập

Những màn đối đáp diễn ra vào chiều 21/7 tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15- HĐND tỉnh khóa XVII (nhiệm kỳ 2016-2021) của tỉnh Nghệ An. Ông Hoàng Văn Tám – Giám đốc Sở Công Thương đã đăng đàn giải trình những vấn đề được xem là khá "nóng" liên quan về công tác quản lý nhà nước về điện trên địa bàn.

Tại phiên chất vấn nhiều đại biểu đã chất vấn ông Hoàng Văn Tám GĐ Sở Công Thương và ngành Điện lực Nghệ An về 2 nhóm vấn đề trọng tâm. Về nội dung công tác bàn giao quản lý lưới điện hạ áp nông thôn và hoàn trả kinh phí đầu tư ban đầu còn chậm; Hạ tầng lưới điện nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp, gây mất an toàn; tình trạng điện sinh hoạt yếu, giá bán điện một số nơi còn bất cập ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh doanh của nhân dân.

Kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An

Giải trình về vấn đề công tác bàn giao quản lý lưới điện hạ áp nông thôn và hoàn trả kinh phí đầu tư ban đầu còn chậm, bên cạnh nguyên nhân do các chủ tài sản không chủ động phối hợp với Công ty Điện lực Nghệ An để hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chứng minh nguồn vốn đầu tư lưới điện, người đứng đầu Sở Công Thương thừa nhận do sở và UBND các huyện, UBND các xã và Công ty Điện lực Nghệ An chưa thực sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo đôn đốc các chủ tài sản lưới điện hạ áp nông thôn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định để được hoàn trả.

Giám đốc Sở Công Thương cũng thông tin thêm từ năm 2009 đến thời điểm hiện tại, ngành Điện đã đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng để cải tạo, sửa chữa lưới điện hạ thế. Xây dựng hơn 2.000 TBA, chất lượng lưới điện đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn 3.882 km chủ yếu là nhánh rẽ chưa được cải tạo. Hàng năm, Công ty vẫn sử dụng nguồn sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên khắc phục những điểm trọng yếu để vận hành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nên lưới điện một số nơi trong tình trạng xuống cấp. Việc đầu tư, cải tạo lưới điện thuộc trách nhiệm của ngành Điện, tuy nhiên không thể thực hiện một cách đồng bộ ngay được. Để đầu tư cải tạo 3.882 km hạ thế cần 800-1.000 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cấp hàng năm cho Công ty Điện lực Nghệ An khoảng 200- 250 tỷ đồng. Vì vậy, ngành điện rất mong nhận được sự chia sẻ của cử tri.

Ông Hoàng Văn Tám - GĐ Sở Công Thương giải trình trong phiên chất vấn chiều nay tại kỳ họp khoá 15 HĐND tỉnh Nghệ An

Về giải pháp thời gian tới, ông Hoàng Văn Tám cho biết Công ty Điện lực Nghệ An tiếp tục tập trung đầu tư vào phát triển lưới điện nông thôn, đồng thời tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp, cải tạo lưới điện. Trong năm 2020, kế hoạch đầu tư xây dựng 367 tỷ đồng chủ yếu cải tạo lưới hạ áp nông thôn. Nguồn sửa chữa lớn giao đầu năm 81,15 tỷ ưu tiên đầu tư sửa chữa lưới hạ thế, sửa chữa thường xuyên hơn 20 tỷ đồng tập trung vào lưới nông thôn. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025 nguồn vốn ODA chính phủ Nhật tài trợ sẽ đầu tư cải tạo lưới điện cho một số khu vực trọng điểm, lưới điện hạ áp nông thôn sẽ dần được cải tạo vận hành ổn định.

Bàn giao lưới điện nông thôn chậm - Trách nhiệm thuộc về ai?

Tại phiên chất vất, các đại biểu HĐND tỉnh đã nêu nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác quản lý của ngành điện. Đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh ngày 19/7/2018, Sở Công thương và ngành điện lực trả lời sẽ làm việc với Tổng công ty điện lực miền Bắc để hoàn trả tiền bàn giao điện lưới nông thôn. Đến thời điểm này đã thực hiện đến đâu?

Đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) chất vấn về tiến độ hoàn trả tiền bàn giao điện lưới nông thôn.

Giải trình vấn đề này, GĐ Sở Công Thương giải trình việc tháo gỡ Thông tư 32, ngay sau kỳ họp thứ 6, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tải nội dung này lên nghị trường Quốc hội, Quốc hội đã chuyển các kiến nghị đến Bộ Công Thương và Bộ Tài chính giải quyết. Tuy nhiên, việc sửa đổi Thông tư 32 còn vướng những quy định của Luật.

Ông Bành Hồng Hiền - Giám đốc công ty Điện lực Nghệ An giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu

Xung quanh vấn đề lưới điện nông thôn chậm bàn giao, ông Bành Hồng Hiền - Giám đốc công ty Điện lực Nghệ An cũng đã có 1 số giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu: Thực hiện Thông tư 32, trong 3 năm liền việc hoàn trả lưới điện nông thôn gặp nhiều vướng mắc không thực hiện được. Do không thể sửa đổi nội dung của Thông tư, ngành điện đã chuyển hướng làm việc với Công ty Điện lực miền Bắc. Kết quả, đến nay toàn tỉnh đã có 60 xã được hoàn thành hồ sơ hoàn trả, trong đó có 17 xã hoàn thành việc hoàn trả. Trong năm 2019 còn 43 xã đang chờ phê duyệt để nhận tiền.

Về việc tiếp nhận tài sản lưới điện nông thôn, vẫn còn 28 xã chưa hoàn thành việc bàn giao. Vì vậy, ngành điện mong muốn các địa phương đôn đốc các xã chưa có hồ sơ cho ngành điện theo nguyên tắc tăng giảm vốn.

Đại biểu Lô Thị Kim Ngân chất vấn để khắc phục tình trạng lưới điện xuống cấp ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là khu vực miền núi, Sở đã có giải pháp khắc phục như thế nào?

Về vấn đề đại biểu Lô Thị Kim Ngân nêu một số địa phương chưa có điện khi nào sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia? Ông Bành Hồng Hiền - Giám đốc công ty điện lực Nghệ An cũng lý giải hiện nay Bộ Công thương đã phân bổ vốn cho EVN và EVN đã phân bổ cho Nghệ An 50 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Dự án này đã chuyển giao cho Nghệ An quản lý và sẽ triển khai thi công vào tháng 10/2020, sẽ cấp điện cho 40 bản khu vực lòng hồ Bản Vẽ huyện Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong. Còn lại 150 thôn, bản phải chuyển sang giai đoạn 2020-2025.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ